Nguyễn Đức Nhơn

 

Nguyễn Đức Nhơn
Điền Gia Lạc

“bạch đầu nhân túy
bạch đầu phò, điền gia lạc”*
cái thú điền viên
hai thằng đầu bạc
bê rượu ra sân
chén tạc, chén thù
ngửa mặt lên trời
cười đến ngất ngư
coi thế sự như trò chơi con trẻ

[read more=”Click here to Read More” less=”Read Less”] 

cạn chén đi anh
bọn mình say một bữa
để thấy đời còn đẹp biết bao !
mái tóc hai thằng
bạc trắng như nhau
như những đám mây chiều trôi lãng đãng
đàn vịt rỉa lông trên bờ ao cạn
đàn gà con bươi rác sau hè
chạy quanh sân
đàn trẻ nô đùa
giàn bầu, mướp
cũng đơm hoa, nở nhụy
cạn đi anh
bọn mình say túy lúy
để nghe đất trời
thở nhịp thiên nhiên
hãy quên đi
những chuyện não phiền
mà uống cạn chén đời trong mộng tưởng
tôi đâu phải là kẻ hằng tâm, hằng sản
mà chỉ là thằng khố rách, áo ôm
mượn chiếc cần
ngồi câu áo, câu cơm
đâu có ôm mộng lớn
chờ thời như Lã Vọng
đâu có chí lớn làm con cá kình
vượt trùng dương
cỡi sóng…
tôi chỉ là thằng con nít sống lâu năm

còn anh ?
thì cũng là thằng lạc chợ, trôi sông
giả hiền sĩ gạt đời kiếm bữa
dựng lều chõng
hai thằng nương tựa
bê rượu ra sân
hai đứa khề khà…
“bạch đầu nhân túy
bạch đầu phò, điền gia lạc”

cạn chén đi anh
bọn mình
chén thù
chén tạc
đời vui như mở hội đầu xuân
chếnh choáng men say
rượu ngọt lạ lùng
chiều xuống thấp
đẹp vô cùng anh nhỉ ?
gặp bạn hiền
rượu ngàn ly chưa phỉ
ngất ngưởng bên nhau
nói chuyện bao đồng…
khi trở về
có lội suối, qua sông
nhớ chống gậy mà dò sâu, cạn !
“bạch đầu nhân túy
bạch đầu phò, điền gia lạc !”

* Cổ thi.

[/read]

Nguyễn Đức Nhơn
Nhớ Y Uyên

Rừng chồi im phăng phắc
Ta một bóng xiêu xiêu
Vai trần chân bám đất
Nặng một gánh đìu hiu

Kẽo kịt trên đường mòn
Ngõ về xa hun hút
Bóng của buổi chiều tà
Đuổi theo ta bén gót

Ngang qua đồi Nora
Ngậm ngùi bao ký ức
Một sáng nào năm xưa
Anh giã từ chiến cuộc

Một dặm đường anh qua
Bỏ sau lưng một kiếp
Chiều nay ngồi trên đồi
Ta nghe buồn da diết

Tựa lưng gốc cây già
Ngủ vùi trong mộng mị
Chợt bóng anh hiện về
Cùng ta ngồi uống rượu

Ta cựa mình ngơ ngác
Nhìn quang gánh hững hờ
Con dốc dài trở giấc
Thở khói chiều lưa thưa

Ta lặng lẽ lên đường
Mấy mùa phơi râu tóc
Nhuộm trắng cả mái đầu
Trong nỗi buồn se sắt

Ta ngó về phương xa
Từ một nơi vô định
Con chim trời bay qua
Ta rùng mình ớn lạnh.

[/read]

***
Nguyễn Đức Nhơn
Một Thoáng Mong Manh

Hồn tróng vắng như một chiều tắt gió
Nghe trong lòng một thoáng nhớ mông manh
Mình xa nhau bao lâu rồi em nhỉ ?
Đôi mắt buồn còn gợn sóng long lanh ?

Em có biết, mùa xuân không trở lại
Khi trên đầu đã phủ kín màu mây
Trời đất bao la nhưng lòng người chật hẹp
Nên cuộc tình ta đã vuột khỏi tầm tay

Đêm không ngủ nằm vắt tay lên trán
Nghĩ vu vơ đủ thứ trên đời
Nghĩ về em bao năm trời xa cách
Có còn vui như cái thuở ban đầu ?

Giọt nước mắt ngày xưa còn sót lại
Cũng rơi theo số phận con người
Trên trái đất còn bao nhiêu nước mắt ?
Để rót vào lòng trong khoảnh khắc ưu tư…

Nguyễn Đức Nhơn
Bến Đợi

Sông nước chiều thu gợn sóng buồn
Mây trời bảng lảng, bóng chiều buông
Thuyền em đỗ bến phương nào nhỉ?
Có nhớ quay về thăm cố hương?

Lầu nước buồn hiu đứng đợi em
Bến xưa chiều xuống phố lên đèn
Thuyền đi bỏ lại dòng sông vắng
Bỏ lại bao mùa trăng ấm êm

Chiều xuống Mường giang nước lững lờ
Mấy mùa sương khói dệt thành thơ
Màu hoa phượng thắm đâu rồi nhỉ?
Chỉ thấy hoa tàn rơi xác xơ

Thuyền đi, đi mãi không về bến
Cốc rượu giang hồ cũng ngấm say
Có biết bao mùa hoa phượng nở?
Và biết bao mùa hoa trắng bay?

Tượng đá đìu hiu đứng đợi ai
Bến xưa ngày ngắn nhớ đêm dài
Người đi – Đi mãi – Người đi biệt
Có biết trên đầu tóc lén phai?

Nguyễn Đức Nhơn
Mùa Lá Đổ

Một ngày hoa lá rơi đầy ngõ
Em trở về thăm lại phố phường
Tôi đã yêu em từ dạo ấy
Khi tuổi đời vừa nở nụ yêu đương

Em cũng yêu tôi từ dạo ấy
Nhưng tình vội đến vội chia xa
Em đứng nhìn tôi dòng lệ ứa
Ngăn lại làm gì giọt lệ sa!

Cổng trường khép lại cuộc yêu đương
Tôi cũng ra đi vạn nẻo buồn
Từng bước chân đi từng bước nhớ
Thôi rồi chấm hết một mùa thương!

Từ đó mỗi lần hoa lá đổ
Là mỗi lần nhớ quá cổng trường xưa
Em có biết nơi phương trời xa thẳm
Có một người lặng lẽ bước trong mưa

Tôi ở nơi nào em biết không
Đời tôi như chiếc lá mùa đông
Đợi đến đông về bay theo gió
Ngăn lại làm gì ngọn bắc phong!

Rồi lại một chiều hoa lá đổ
Có người mang đến một tin vui
Tôi xem thiệp cưới mà như đã
Bóp nát tim mình cho máu rơi

Thôi rồi em hỡi vui mùa cưới
Nhớ lại làm gì chuyện trái ngang
Tôi như hoa lá rơi đầy ngõ
Chôn chặt cuộc tình đã dở dang

Từ đó đâu còn mong gặp lại
Nhưng tình quấn quít mãi không thôi
Tôi vẫn mơ về con phố cũ
Có một người giẵm nát trái tim tôi!

Ngày lại ngày qua tôi vẫn mơ
Mơ về phố cũ cổng trường xưa
Lặng lẽ trong tôi dòng lệ nhỏ
Cho hồn thắm đẫm một bài thơ

Em hỡi làm sao tôi quên được
Một ngày trời đất nổi phong ba
Một ngày hoa lá rơi đầy ngõ
Mỗi bước ngập ngừng mỗi bước xa…

Nguyễn Đức Nhơn

Chu Tất Tiến


Chu Tất Tiến
Hãy Quên Tôi Đi

Em cho tôi một điều không dám nhận
Một mối tình bốc lửa giữa không trung
Một nụ cười thanh và ngọt vô cùng
Giọt nước mắt nghẹn ngào như tim vỡ

[read more=”Click here to Read More” less=”Read Less”] 

Em hỏi tôi, nghe rồi, không dám thở
Vì hồn tôi, bỗng choáng váng, mịt mù
Tưởng như mình đang lạc chốn sương mù
Tay chân mỏi, mắt bàng hoàng tìm lối

Em đưa tôi về cõi tuổi thơ chới với
Cõi hồn nhiên, tôi vẫn đợi từ lâu
Trong tim tôi, vẫn muôn triệu sắc mầu
Vẫn hồi hộp như ngày nao mới lớn

Nghe tiếng “Yêu”, mà thấy như sóng dợn
Như ba đào xô đẩy, như cuồng phong
Làm cho tôi, ngơ ngẩn giữa đường
Tôi tự hỏi, mình là ai đây nhỉ?

Phải một thư sinh, với tình yêu bình dị?
Hay một người đang nao nức, đợi chờ?
Em đưa tôi vào một cõi mộng mơ
Với thèm khát, yêu đương, hoan lạc

Và tôi đó, bỗng một lần đổi khác
Bỗng bất ngờ, nhận thấy tôi lạ xa
Không còn ai với âm điệu hiền hòa
Không còn dáng một ai thường trịnh trọng

Tôi trẻ thơ, tôi nôn nao, mơ mộng
Được gặp em, một buổi, ngất ngây say
Bàn tay em, sẽ mang lại giấc đầy
Giọng nói ấy, sẽ bên tai, ngọt nhẹ

Nhưng,
Chợt đâu đây, có tiếng ai khe khẽ
Lạc đường rồi! Sẽ lạc mãi, không lối ra!
Em và tôi, hai thế hệ trẻ, già

Em miền Bắc, tôi ở Nam nóng gắt
Em và tôi, chưa trao nhau ánh mắt
Chưa bao giờ gặp gỡ, tay trong tay
Tôi chưa biết em, vai hạc? thân gầy?

Hay mộng mị, tóc dầy như sóng vỗ?
Vậy, làm sao nói tiếng “yêu” cởi mở?
Sao bên nhau, chung giấc mộng vô thường?
Nên cho dù, tôi cảm nhận tình thương

Vẫn không thể, không thể nào nhận được
Tình em yêu tôi, xin một lần từ khước
Để cho em sáng đẹp mãi trong tôi
Cho tình yêu của em, mãi vẫn trên ngôi

Long lanh quý, như ngọc trời hiếm lạ
Tôi chỉ mong em, chung quanh đầy hoa lá
Nụ hồng tươi luôn ngọt lạ trong tim
Tôi chúc em, sẽ vui thỏa kiếm tìm
Một nhân dáng sẽ cùng em mãi mãi

Vai sánh vai, trên bước đường còn lại
Em và “Ai” sẽ say đắm bên nhau
Chân thành trong tim, tôi chắp tay nguyện cầu
Cho hạnh phúc đến với em.. ngào ngọt.

Chu Tất Tiến
Sao Lại Yêu Quê Hương Đến Thê

Ai trong chúng ta, những kẻ lưu vong, xa nhà lại không yêu quê hương? Ai không có những kỷ niệm đẹp về thời thơ ấu để nhớ, để thương? Những người thành thị chắc nhớ đến những khu phố ngóc ngách, những buổi tối lên đèn, tiếng xe xích lô máy gầm rú nửa đêm về sáng, tiếng “xực tắc” lẻ loi, lời rao hàng nghe như tiếng khóc của người bán hàng rong đêm… Người thôn quê nhớ đến giọt sương trải trên vườn bàng bạc, con giếng đầy ánh trăng, giọng ru em trong trẻo, và những câu hò lả lướt trên sông…

Còn tôi, một kẻ si tình, lãng mạn, yêu quê ngào nghẹn. Cứ nhớ đến quê hương, nước mắt lại rưng rưng và trái tim quặn thắt. Có lẽ, tại Mẹ tôi đã cho tôi ngắm cảnh đẹp quê hương từ những ngày còn thơ ấu.

[read more=”Click here to Read More” less=”Read Less”] 

Hồi đó, từ khi tôi mới lên 5 tuổi, Mẹ tôi luôn cho tôi đi theo Người trong những chuyến đi xa, lênh đênh qua nhiều vùng trên đất Bắc có rất nhiều huyền thoại. Rời Hà Nội đến Phủ Lý, qua Nam Ðịnh, tới Hà Ðông, Hà Nam, vào Hải Dương, đến Kiến An, rồi Bùi Chu, Hải Phòng… và nhiều địa danh tôi không thể nhớ hết. Chỉ biết rằng những hình ảnh núi đồi chập chùng sương khói, mầu đậm chen với mầu sương lam, những mảng vàng rực rỡ tràn qua các vùng trắng xóa, những làn sóng bạc nhấp nhô trên các tảng đá kỳ dị đen thẫm… đã khắc ghi những hình ảnh tuyệt vời vào trí óc non nớt của tôi làm tôi mê mẩn suốt đời. Nhất là vào một buổi chiều thu, đứng trước cửa sổ một căn lầu miền trung du nào đó, thấy một mảnh “Ðồi Thông Hai Mộ” với những thân cây mờ mờ ẩn hiện xa xa, trí óc thơ ngây của tôi như tê dại. Mảnh đồi xanh xám có hai ngôi mộ song song, chứa đựng một câu chuyện lãng mạn về một người tráng sĩ đã trúng tên, lảo đảo giục ngựa chạy về với người con gái đang chờ đón, rồi gục chết. Dì tôi, người chủ của căn lầu sương khói ấy, kể cho tôi hay, người thiếu nữ ấy, sau khi vuốt mắt cho nguời yêu thì rút mũi tên oan nghiệt kia mà đâm vào trái tim mình…

Nghe xong câu chuyện, tâm hồn tôi như bồng bềnh theo mây, như một làn gió nhẹ bay đến đứng trước hai ngôi mộ, và lặng lẽ cúi đầu… Tôi vẫn còn nhớ như in, Dì cho tôi đọc cuốn thơ nói về “Ðồi thông hai mộ” có trang sách dài và hẹp vẽ hình người tráng sĩ cưỡi ngựa giữa một vùng mờ mờ nhân ảnh và trang bên kia có người thiếu nữ tóc thả xuôi theo thân mình, ngồi nghiêng vai nhìn xuống chàng tráng sĩ đang gục đầu trên đùi. Mũi tên hờ hững trên lưng. Có lẽ, từ độ ấy, giòng máu lãng mạn và anh hùng của người tráng sĩ kia đã từ từ thấm qua trái tim non nớt của tôi để sau này, mãi mãi, tôi vẫn như dập dình trên vó ngựa.

Tôi cũng không thể nào quên được những ánh đèn bão chao đi chao lại khi mẹ tôi giục tôi bước nhanh xuống thuyền, buổi sáng chớm Ðông nào đó. Tiếng chân lội trong nước bì bõm. Tiếng người gọi nhau khe khẽ.
– Ðâu? Ðưa tay đây! Tôi nắm cho!
– Ðây, tôi đây này!
– Cẩn thận đấy, sắn quần lên chưa? Nuớc đục lắm đấy!

Rồi tiếng miếng ván gác từ bờ sông tới thuyền kẽo kẹt. Và mui thuyền đan bằng tre hiện ra trước mắt. Bên trong là tấm chiếu hoa chập chờn sáng dưới sự đu đưa của cây đèn bão khác được treo tòong teng trong mui thuyền. Tôi ngồi dựa đầu vào lòng Mẹ tôi, lắng nghe tiếng chèo khua nước lõng bõng đâu đây.

Qua một đêm với giấc ngủ bập bềnh, buổi sáng, mặt trời hiện lên rực rỡ. Những tia nắng vàng óng ánh tràn ngập chung quanh tôi. Ðược dìu lên ngồi trên nóc mui thuyền, tôi ngắm mê mải những cảnh vật trên bờ liên tiếp thay đổi. Các mái nhà nhỏ xíu xa xa. Bãi cát sát bờ sông cũng vàng rực, chan hòa trên các khóm cây, bụi cỏ. Bất chợt tôi thấy dưới chân một dẫy núi xa xa, một đàn ngựa non đang đùa giỡn tung tăng. Bỗng đâu, một chú ngựa non đứng thẳng trên hai chân sau, cất tiếng hí vang dài trong không gian vắng lặng. Tiếng hí của chú vang dội trong óc tôi như tiếng kèn đồng diễn hành ngày nào trên phố Hà Nội, nhưng độc đáo hơn, nhọn sắc hơn, xuyên thẳng vào tim tôi làm tôi chết lặng. Tôi say sưa ngắm bức tranh thiên nhiên đồng quê ấy đến nỗi người phu thuyền tôi lay tôi vài lần mới tỉnh.
– Ơ! Cái thằng bé này! Làm gì mà như mất hồn vậy? Mẹ đang gọi kìa!
Tôi bẽn lẽn đưa tay cho anh phu thuyền dìu xuống khỏi mui, nhưng mắt vẫn ngoái nhìn đàn ngựa tung vó xa xa.

Rời thuyền, tôi theo Mẹ đi xe kéo trong tỉnh lị nhỏ, đến nhà một ông cậu nào đó, leo lên gác, buớc qua tấm bình phong khảm xà cừ để thấy hai nguời đàn ông nằm bên khay đèn thuốc phiện. Khói thuốc vờn quanh một nguời phụ nữ trắng ngồi tiêm thuốc. Trên vách, một bức tranh tiên nữ Trung Hoa cũng đang lả luớt với những giải luạ uốn luợn và bộ xiêm áo xổ tung. Ngay đầu nằm cuả hai tiên ông, ba bốn chú tắc kè mập mầu xám trắng, đang say thuốc phiện, há mồm ngây dại hít từng luồng khói thuốc do hai ông tiên nhả ra. Ông cậu cuả tôi, thấy tôi mê mẩn ngắm mấy chú tắc kè, chỉ tay vào chúng, hể hả:
– Này, thích chưa? Thích thì cậu cho một con.

Rồi ông ngồi dậy, với tay lấy chiếc điếu thuốc lào cũng chạm trổ bằng xà cừ, nhét một nắm thuốc lào vào, châm lửa, rít một hơi say sưa. Ðoạn ông chu miệng thổi ra một làn khói dài cho bay mù mịt khắp căn phòng. Thở xong, ông mới nhìn tôi cuời:
– Này, nhưng cậu nói cho cháu biết, mấy con tắc kè đó hả, có các vàng, chúng nó cũng không chịu bỏ đi. Chúng nghiện còn hơn cậu nữa!
Ông cuời ha hả, thích thú một hồi rồi mới nhìn sang Mẹ tôi lúc đó, kiên nhẫn ngồi tiêm một miếng trầu cho vào miệng, nhai chậm rãi:
– Chị có hút không? Thuốc lào Nam Ðịnh đó. Không bằng thuốc lào Vĩnh Bảo cuả chị, nhưng cũng ngon tuyệt.

Mẹ tôi chỉ ậm ừ cho qua. Hai mẹ con ở đó chừng một buổi, ăn một bữa cơm gạo thơm với giò luạ, dưa cải, và thịt đông rồi lại ra đi vào sáng sớm. Khi bình minh chưa lên, Mẹ tôi dắt tay tôi đi về phía chợ. Cả ngôi chợ cũng còn đang ngủ. Chỉ có một gánh bánh cuốn nóng đầu chợ. Từ xa, tôi đã thấy gánh bánh cuốn nổi bật lên trong đêm vì ánh đèn treo đung đưa trên đầu quang gánh. Nguời phụ nữ bán hàng chít khăn mỏ quạ đon đả mời chúng tôi ngồi xuống trên hai chiếc ghế con con. Bà thoăn thoắt bóc từng lát bánh cuốn ra đĩa, cắt xoen xoét, rồi thả mấy lát gìo luạ lên trên, ruới nuớc mắm vào. Chao ôi! Chắc trên đời này không có món gì ngon bằng đĩa bánh cuốn nóng hổi đó, buổi sáng lành lạnh, suơng mờ, ánh đèn lung linh truớc một không gian còn đen thẫm, khuôn mặt nguời phụ nữ sáng bừng lên với nụ cuời tuơi nở, hai mẹ con yên lặng thuởng thức huơng vị thơm nồng cuả nuớc mắm, xuýt xoa với ớt cay, ngọt miệng với mầu trắng tinh nõn nà như luạ cuả từng lát bánh cuốn mỏng… Tôi chia tay với gánh bánh cuốn nóng sáng hôm đó như chia tay một tình nhân nhỏ bé như tôi, một cậu bé còn mắt tròn như hai viên bi thuỷ tinh xanh biếc.

Những kỷ niệm chập chùng trong tôi laị đưa tôi về lần đi “ca nô”, một loại phà cũ kỹ, trông như một cái hộp, không có giuờng, không ngăn, chạy ọc ạch, thở phì phò như nguời sắp chết, lẩn quẩn ven sông. Từ trên bờ xuống “ca nô” , hành khách phải buớc đi trên một tấm ván nhỏ, rung động duới từng buớc chân, đã bao lần hất hành khách văng xuống sông, khi có hai ba nguời cùng mang đồ nặng xuống một luợt. Mẹ con tôi vội vã kiếm đuợc một chỗ ngồi dưạ vào vách tầu xong là Bà mở túi lấy ra một gói cơm nắm nhuyễn như bột, vài lát gìo luạ, vài con tôm rang đỏ để ăn sáng. Hai mẹ con im lặng ăn trong khi khách đi thuyền thì ồn ào tìm chỗ lăn ra ngủ ngay trên sàn tầu. Họ nằm giáo đầu đuôi như cá hộp, chân nguời nọ đạp vào đầu nguời kia. Chỉ một lúc sau khi tầu rú lên một tràng còi ghê rợn, và xành xạch tách bến, có nguời đã ngáy khò khò. Ba bốn nguời bỏ bài ra đánh, cãi lộn um xùm.

Ăn xong, Mẹ tôi lấy ra một cuốn truyện, đưa cho tôi đọc. Hồi ấy, tuy mới học Tiểu học đuợc hơn một năm, tôi đã có khả năng đọc truyện làu làu. Mẹ tôi thích lắm, đi đâu cũng mang truyện theo và bảo tôi đọc cho Bà nghe. Những cuốn “Ðôi Bạn”, “Ðoạn Tuyệt”, “Nửa chừng xuân”, “Hồn buớm mơ tiên”, “Gánh hàng hoa”… cuả Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam… trong Tự Lực Văn Ðoàn, tôi đọc gần hết. Ðọc trên tầu thuỷ, đọc trên thuyền đinh, đọc cạnh võng nơi Bà nằm thiu thiu, đọc trên giuờng ngủ truớc khi hai mẹ con nhắm mắt… Tôi vừa đọc vừa nhập hồn vào cốt truyện. Ðoạn giận dữ, tôi cao giọng lên. Ðoạn tình tự, tôi nhỏ giọng xuống. Có lẽ vì đọc những câu truyện lãng mạn cổ điển kiểu xưa ấy từ khi trí khôn tôi mới mở, cho nên tâm hồn tôi, sau này cũng lãng mạn, cũng dở dở dang dang. Nhưng trên hết, tôi đã yêu quê huơng tôi từ dạo ấy. Tôi yêu những nhân vật cùng khổ, quanh năm suốt tháng lặn lội, long đong, chỉ kiếm đủ ăn mà không cần đủ mặc. Yêu anh thợ hồ, yêu chị bán hàng. Yêu những con nguời can đảm, dứt bỏ ái tình để theo sự nghiệp giang hồ. Yêu nhân vật Dũng, vai đeo đàn, tay xách túi, vạch lau lách buớc xuống thuyền, để lại sau lưng một cặp mắt thăm thẳm. Và thuơng đứt ruột khi nghe chị Lực thều thào: “Thằng Bò, Cái Nhớn, Cái Bé…Thôi, anh phải sống…” rồi chị lẳng lặng buông tay bám vào vai anh, để chìm duới làn nuớc lạnh lùng trôi xuôi…

Nuớc mắt tôi chan hoà, dàn duạ mỗi khi có con nguời bất hạnh gặp chuyện đau thuơng. Máu tôi sôi sục lên khi thấy nguời bị ức hiếp. Tôi căm ghét những bà Phán, Thầy Thông, Thầy Ký, Tri Huyện, Tri Phủ… những con mọt dân, những đưá, mà theo tôi, không “đáng giống nguời”… Cho nên, khi lên gần 10 tuổi, có lần mẹ tôi gửi tôi ở nhà một bà Phán để Bà đi buôn xa, tôi ghét cay ghét đắng con bé Liên, cũng nhàng nhàng tuổi tôi, con bà chủ nhà cho tôi ở nhờ. Mặc dù, bà Phán đối với tôi tốt như con ruột, một điều “con ơi, ra đây ăn bánh giò đi!”, hai điều “Cậu út cuả tôi đâu rồi?”… và con bé Liên, xinh đẹp, mũm mĩm, trắng nõn, thơm mùi con nhà giầu, lúc nào cũng quấn lấy tôi, nhõng nhẽo, tôi cứ lờ đi, khinh khỉnh. Ðể tránh đuợc cưng chiều từ mẹ đến con, tôi cứ cắm đầu vào đọc sách, tủ sách khổng lồ cuả ông Phán, không biết bao nhiêu là sách. Ðến khi bà Phán gợi ý muốn nhận tôi làm con nuôi, tôi dẫy ra, chống cự như điên.
– Này, cậu út nhé, cậu mà làm con tôi thì tha hồ muốn gì đuợc nấy nhé! Kẹo, bánh này! Quần áo này… Cậu lớn lên, tôi mua cho cậu cả chiếc xe hơi nữa! Tội gì theo mẹ đi buôn bán cực khổ như thế!

Những lời chào mời hấp dẫn thế, tôi lờ tuốt. Chỉ vì trong đầu tôi cứ hình dung ra những nguời mang tên “Phán” đều độc ác, đểu giả, lừa gạt ái tình như mụ Phán Phom trong “Số Ðỏ” cuả Vũ Trọng Phụng cả. Những tay truởng giả già thì một lũ giống như ông già mất nết, hết răng trong “chị Dậu”, đã bú sữa nguời rồi lại còn đòi làm bậy với chị nữa làm chị phải bỏ chạy ra đuờng trong một đêm tối trời như mực.

Cho nên, khi cái con Liên cứ dứ dứ cái kẹo Tây truớc mặt tôi, dụ dỗ, tôi phát bẳn.
– Ðằng í ăn kẹo không?
Tôi dấm dẳng:
– Chả í với éo gì cả!
Con Liên chu mỏ lên:
– Thế, đằng í muốn tớ gọi bằng anh à?
– Anh gì, anh đóng đanh lỗ đít!
Con nhỏ xụ mặt xuống, hậm hực phủi tay, rồi ngoe nguẩy bỏ đi.
Việc xin con nuôi vì thế mà bất thành. Mẹ tôi thì chỉ cuời nhẹ nhàng:
– Con có muốn làm con nuôi bà Phán không?

Tôi giận dữ, luờm mẹ tôi một cái dài dễ sợ. Mẹ tôi không biết rằng, ngoài tình mẹ con ra, tôi còn tình quê huơng chan chưá. Bà cũng không nhớ rằng, để thêm vào các cuốn truyện sách tôi đã đọc, chính Bà đã làm tôi mê quê huơng hơn khi Bà vẫn đọc thơ cho tôi nghe, những bài Giáo Huấn Ca, thơ vịnh các Thánh, và một số bài thơ “cách mạng” nói về một tay tri huyện theo Tây bị “cách mạng” giết, hoặc kêu gọi cải cách dân sinh… Lâu lâu, bà cũng đọc ít Kiều, hay Chinh Oán ngâm khúc, hoặc Chinh Phụ Ngâm, những đoạn bốc đầy hào khí.

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung
Thành liền mong tiến bệ rồng
Thuớc guơm đã quyết chẳng dung giặc trời
Chí làm trai dặm nghìn da ngưạ
Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao…

Tất cả những lời thơ ấy, cốt truyện ấy cùng bao nhiêu hình ảnh tôi gặp trên đuờng phiêu lưu đã gieo vào đầu tôi những ấn tuợng quê huơng khó quên. Ðể đến khi lớn lên, lại vì hoàn cảnh mà tôi bỏ nhà đi từ năm 17 tuổi, giang hồ trôi nổi trên những con tỉnh lộ Hậu Giang, Tiền Giang, nhìn lục bình trôi trên sông Sa Ðéc, ngắm Long Xuyên qua Bến Bắc đục lờ, ngồi bên bến Cần Thơ nhìn chiều chạng vạng xuống, nằm trong những khách sạn rẻ tiền nghe những cô điếm gấu ó, và nhất là khi đi qua những chiếc cầu khỉ chênh vênh, tôi lại thuơng đất nuớc hai miền Nam Bắc tha thiết. Ðể đến một ngày, tôi ngồi trên chiếc Mobilette cuả thằng bạn thân đến trình diện tại Sân Cộng Hoà, tình nguyện đi lính, rồi cũng tình nguyện chọn đơn vị là Cà Mâu hay Bến Hải, nhưng rất tiếc, giấc mơ đuợc đứng ở điạ đầu đất nuớc không thành. Cuộc sống lính tráng tôi không lênh đênh như ngày xưa còn trẻ. Rồi mất nuớc. Tù ngục. Vuợt biên. Càng ngày, quê huơng càng hiện rõ lên những mất mát, đau thuơng. Mẹ Việt Nam cũng như Mẹ tôi, điêu đứng, lênh đênh. Nên tim tôi, cho đến cuối cuộc đời, vẫn tràn đầy tình quê huơng ngào nghẹn.

[/read]

Chu Tất Tiến
Vô Thường

Sự giao thoa
Của những tần số
Giăng mắc trong không gian ba chiều:
Thương, Yêu, và Nhớ
Thơ
Từ đỉnh Hy Mã
Băng qua sông Seine
Từ Lạng Sơn, Chapa
Đến Kim Tự Tháp Ai Cập
Thơ chuyên chở tình tự
Trên thảm thần của Aladin
Thơ vượt nhà chọc trời
Xuyên qua căn gác cô đơn
Đậu trên nóc nhà tranh
Thơ nhìn lên ánh trăng
Tìm thần tượng
Thơ
Buổi chiều nghe lũy tre ca hát
Buổi trưa, nhìn mẹ ru con
Đẩy tiếng võng ru hời hợi
Buổi tối,
Tà áo em lả lơi
Lộ phần đời sữa ngọt
Thơ chạm khẽ tóc em
Thơ bảo:
Yêu tôi đi!
Thơ chạm vào mắt:
Hôn tôi đi!
Thơ
Ngủ say như đứa bé
Má hồng tươi
Môi nho ngọt lịm.
Thơ nhìn ra bờ sông
Có tiếng sóng nào tuyệt vọng
Vỗ mãi một âm buồn
Cho tôi một tiếng thở dài
Để tôi thành bão, vỗ hoài tim em
Cho tôi một cánh chim đêm
Chờ em mộng mị, làm mềm thân say
Ngủ đi, em, ngủ! Tay này
Ôm em quằn quại, thú đầy đau thương
Một mai đất gọi, vô thường
Ta còn một chút chiếu giường thơm em.

Chu Tất Tiến
San Jose Có Gì Lạ Không Em ?

Có lẽ trong số dân trung niên, tầm tầm, rất ít người không biết đến câu: “Paris có gì lạ không, em?” Hồi ấy, nghe câu thơ này, tự dưng trong hồn thấy cơn lãng mạn dâng trào, con trai thì phải làm ngay một ly cà phê cho đã, hoặc “rít” một hơi thuốc lá cho tới tận cuống, rồi bâng khuâng nhả khói chầm chậm, nhẹ nhàng để làn khói bay lảng vảng trong không một lúc rồi mới tan đi. Còn con gái? Nho nhỏ thì ôm lấy cuốn “Lưu bút ngày xanh” vào lòng, mắt lơ đãng nhìn vào những tấm hình bạn bè và những dòng chữ thân thương, để nhớ đến cánh bướm vàng khô ép trong cuốn vở trắng tinh, những lời gán ghép đỏ mặt,và những giây phút vui đùa rũ rượi bên nhau. Nhớn nhớn một chút thì cắn môi, tay vân vê những sợi tóc dài buông thả trên bờ vai, nhìn qua cửa sổ, hướng về phía cánh cửa nhà của “chàng” cách đấy không xa, lắng nghe tiếng đàn ghi-ta chập chững của chàng mà tơ tưởng đến một thành phố diệu vợi bên trời Tây biền biệt kia, có dòng sông Seine lờ lững uốn quanh phố thị như cánh tay của nàng Venus đa tình đang vươn ra, mời mọc.
Nhưng rồi, thời gian qua, có dịp đến Paris, để thấy Paris chẳng có gì lạ cả! Y hệt như trong những tấm “carte postal” ngày xưa. Dù hai, ba chục năm trôi qua, Paris vẫn thế, vẫn nóc thánh đường cổ kính, vẫn tháp Eiffel xương xẩu, và những con đường chật hẹp chỉ đủ lọt một chiếc xe hơi và một chiếc xe đạp. Dân Paris đi làm, ăn mặc chững chạc, “complê, cravát”, nhưng tay lại cắp một ổ bánh mì dài thòng không nhân, cuộn trong một tờ giấy vàng ố. Ðường xá nhiều xe, nhưng đa số là xe tàn và tắc xi, những anh tắc xi “chém” bạo hơn máy chém thời Robespiere, vừa bước lên xe đã thấy đồng hồ nhẩy vài đôla rồi; hỏi tài xế thì cho biết đó là tiền “baga”, nghĩa là tiền chở đồ! Vào tiệm uống cà phê thì coi chừng cà phê Paris làm loãng máu, vì giá dành riêng cho du khách được tính đặc biệt, uống xong một ly thì xây xẩm mặt mày, máu tan ra như nước. Nếu đói bụng mà muốn thưởng thức cơm Tầu, Paris đãi khách bằng loại hủ tiếu không thịt, chỉ toàn bánh và nước. Muốn có thịt, phải kêu riêng một tô thịt riêng, giá tương đương với tô bánh. Paris chật hẹp, Paris không có nước xài thả giàn như ở Mỹ, dân Paris hai, ba ngày tắm một lần, nên nước hoa Paris bán đầy phố. Khách sạn Paris có hai loại: loại quyền quý, loại trung bình. Loại quyền quý thì không dám bước chân vào, sợ khi trả buồng, bước ra thì cụt cẳng. Loại trung bình thì chán phè, buồng chật, thang máy hẹp, phòng tắm bé tẻo tèo teo, nhìn khăn trải giường không dám nằm úp mặt xuống. Bởi vậy, Paris chẳng có gì lạ cả. Chắc thêm ba chục năm nữa, Paris vẫn là một vũ nữ về chiều, ngồi trên ghế đá, lắc lư đầu nhìn khách vội vã bước qua.
Trong khi đó, thì tại Tiểu Bang miền viễn Tây này, có một thành phố mà lúc nào lên chơi cũng thấy lạ: San Jose!
Từ Orange lên miền Bắc, xe vượt qua những con đèo ngoằn ngoèo, rồi tới một khoảng dài xa lộ mà chỉ có một “lane”, đi ban đêm, tim đập thình thịch, chỉ sợ vừa quẹo ra là thấy lù lù một chiếc xe tải khổng lồ đâm sầm tới. Và những khúc xa lộ chạy trong thành phố, những vườn nho lẩn giữa những trang trại kiểu xưa đột ngột biến hiện trong những tòa nhà đang xây cất hiện đại. Rồi thung lũng hoa vàng từ từ hiện ra, rất sương khói, rất mờ nhạt, và rất lạ. Xa lộ cũng từng ấy “lane” mà hình như khác với xa lộ Orange, không diễn tả được. Cũng kẹt xe, cũng xe cộ nối đuôi nhau, nhưng một khi vào tới xa lộ San Jose rồi, thì cảm giác lâng lâng sao đó, không còn cảm thấy sự căng thẳng của lái xe lâu giờ, không thấy “road rage” làm muốn chửi thề liên tục, không thích bấm còi dầu người bên cạnh lái ẩu, mà chỉ muốn tha thứ, muốn mỉm cười với người không quen. Sao vậy, nhỉ? San Jose có chi lạ mà mỗi lần lên, lại như trẻ hẳn ra? Quán ăn San Jose cũng bàn, cũng ghế, cũng phở, cũng bún bò Huế, cũng hủ tiếu, cơm tấm, nhưng hình như bà chủ San Jose dễ thương hơn, tươi mát hơn, nên thức ăn có vị đậm đà hơn.
Quán cà phê San Jose buổi sáng vắng hoe, không ồn ào như Orange, nên thưởng thức một ly nong nóng vào lúc sương còn lảng vảng trong hồn, thấy như cà phê San Jose độc nhất vô nhị. Trong cà phê có pha sương, trong sữa đậu nành có chút gió, trong tô phở có nụ cười. Giá sống ở đây trắng nuốt như nàng sơn nữ Phà Ca, rau răm ở đây nhấp nháy như cặp mắt ai Quan Họ. Aên uống ở đây, tình tứ và lãng mạn hơn Paris nhiều.
Buổi tối, lái xe đi vòng vòng thành phố, thấy San Jose như cô thiếu nữ kiều diễm, nửa Tây Phương, nửa Châu Á, thay đổi mầu áo từng giờ, từng phút. Những quán sách, dĩ nhiên ít sách hơn ở Orange, nhưng lại cám dỗ vô cùng. Những chợ, những quán “to go”, dĩ nhiên nhỏ hơn Orange, nhưng lại đầm ấm hơn, thân thiết hơn, bước vào chỉ muốn mua một chút gì đó, rồi tần ngần bước ra, muốn để một chân lại trong cửa. Hình như khí hậu ẩm ẩm, lành lạnh làm cho San Jose có một không khí lúc nào cũng lạ.
Như thế, đến San Jose rồi là không muốn về, dù San Jose đất chật, người đông. Nhất là một hôm, San Jose tặng cho một kỷ niệm đẹp, mãi mãi không quên. Chiều Chủ Nhật ấy, San Jose mưa như mưa tháng Bẩy, người Orange đi lễ tại một ngôi nhà thờ cổ kính nằm giữa lòng thành phố. Orange đậu xe lại, giương dù định bước ra, chợt thấy ngay bên cạnh, San Jose cũng vừa đậu xe, mà ngập ngừng nhìn lên trời, đếm những hột mưa ào ào rơi xuống như những sợi chỉ thủy tinh trắng trong. San Jose quên dù ở nhà mất rồi! Orange suy nghĩ trong một giây, rồi bước đến cạnh xe San Jose, gõ cửa nhè nhẹ, rồi lấy tay chỉ chỉ vào cây dù. Cặp mắt nai San Jose mở to, ngần ngại trong giây lát rồi khép nhẹ. Cánh tay nhẹ nhàng đưa xuống mở cửa. Cây dù của Orange nghiêng vào, che mái tóc, rồi che cho cả chiếc váy đen dài của San Jose. Từ ấy, dưới mái dù ấy, chân Orange và San Jose đi cạnh nhau, tránh vũng nước này, nhẩy lên viên gạch nọ, lách qua bụi cây, bước lên thềm giáo đường. Tới dưới mái hiên, dù gấp lại, và nghe rõ tiếng cây dù thở dài. Sao mưa không tạt vào ướt cả thánh đường để dù được giương lên mãi? Dù bâng khuâng, và ráng mỉm miệng cười khi nghe tiếng “thanks” nhỏ nhẹ, ngân vang trong lòng dù.
Thánh lễ hôm ấy hình như dài hơn mọi hôm. Cha giảng hình như hơi nhiều, người ta chịu lễ hơi đông. Và rồi, chờ mãi thì cũng thấy lễ tất. Bước ra khỏi cửa, gặp ngay cặp mắt San Jose đang đứng chờ. Vẫn lặng lẽ, không một lời chào, không một gật đầu, dù giương cao, che cho mái tóc San Jose khỏi ướt, và lại trở lại con đường cũ. Không, không phải, đường này sai rồi, tại cây dù lúng túng nên đi lạc rồi, không thấy xe đâu. Hay Orange cố tình đi lạc? Không phải đâu, Orange đang cố dõi mắt tìm xe chứ! Ðây, đây rồi. Xe San Jose đậu cạnh xe Orange đây. Cánh cửa mở ra, San Jose bước vào và ngước lên nhìn. Mắt San Jose mở lớn đến nỗi Orange thấy cả mình trong đó. “Thanks.” Tiếng nói thứ hai và là tiếng cuối cùng. Xe San Jose từ từ chuyển bánh. Orange bỗng tự nhiên thấy mình già hẳn. Mới phút trước là chàng thanh niên trung niên, hùng tráng, mạnh bạo; chỉ phút sau, chân đã lập cập kiểu ông già tám mươi, tay rung rung cắm chìa khóa mãi mà không vào, đóng cửa mãi mà không kín, “đề” mãi mà xe không nổ máy làm nước mưa tung tóe vào, ướt cả tóc tai… Tự dưng, Orange muốn ngâm câu thơ cuối của một bài thơ xưa: “Orange ơi! Hồn ở đâu bây giờ?” nhưng thấy một câu thơ không đủ, người Orange bèn phải viết nguyên một bài thơ tặng cho San Jose như sau:

[read more=”Click here to Read More” less=”Read Less”] 

San Jose Có Gì Lạ Không Em?

San Jose có gì lạ không, em?
Hình như, ở đó, tóc em rất mềm
Hình như gió núi làm em mỏng
Ðêm lạnh, thở dài, bỗng lạnh thêm.

San Jose có gì lạ không, em?
Cà phê buổi sáng chưa đã cơn thèm
Nhìn qua cửa sổ, như chim sâu nhỏ
Nửa muốn nằm vùi, nửa muốn bay lên

San Jose có gì lạ không, em?
Quán xá về khuya, khách ngồi như thiền
Thinh lặng ngó hồn theo dòng nhạc
Thơ thẩn về nơi rất thân quen

San Jose có gì lạ không, em?
Chủ Nhật, mưa bay, đi dù rất hiền
Chân “ma sơ” chạm chân trần thế
Anh bỗng thèm một vòng lưng êm

San Jose có gì lạ không, em?
Giữa ban ngày mà lòng như đêm
Giọt mưa hôm ấy còn lành lạnh
Cánh cửa nào đã khép lại hồn em?

Và San Jose lúc nào cũng lạ
Người tình lúc nào cũng lãng đãng xa
Ðến hoài mà vẫn như tờ giấy trắng
Chưa nụ hôn nào nóng bỏng môi ta…

[/read]

Chu Tất Tiến
Xin Đừng Yêu Tôi

Như tiếng gọi của lá cây buổi tối
Như lời ru của gió lúc hoàng hôn
Như bài ca chim hót một chiều buồn
Tôi muốn nói:
Xin đừng yêu tôi nữa
Những lớp sóng mặt hồ đang lặng lẽ
Xin đừng dâng làm thác chẩy tràn bờ
Những trưa hè đang bình lặng, đơn sơ
Xin đừng vẳng tiếng ồn ào đất lở
Tiếng trái tim đập nhanh hơn nhịp thở
Đã phập phồng như muốn vỡ không trung
Xin đừng cho tôi giọng nói ấm vô cùng
Thôi, em! Thôi!
Tôi và em,
Xa xôi lắm, không bao giờ gặp gỡ
Hãy để yên, minh tuy cùng thở
Nhưng, bao nhiêu ngăn cách trùng trùng
Và, xin đừng quên, tuy Chúa bao dung
Nhưng tội lỗi, khó được Người tha thứ
Vậy, thôi, đừng yêu tôi,
Đừng yêu tôi, em nhé..

Chu Tất Tiến
Chim Hót Trong Lồng

Ngày Tết, đi tản bộ dòng dòng quanh các chợ Hoa Bolsa, bất ngờ gặp Thầy Tư Bolsa cũng đang ngao du quanh mấy chậu hoa. Người viết vội khom người cúi chào:
-Cha chả! Hôm nay Thầy Tư hưỡn đãi dữ? Không ở nhà với Cô Tư nấu bánh tét như mọi năm ư?
Thầy Tư nhướng cặp kính cận lên:
-Nấu hôm qua rồi. Hôm nay đi ngắm hoa.
Người viết cười tủm:
-Ngắm hoa chi? Hoa biết nói hay hoa không biết nói?
Thầy Tư hỉnh mũi lên:
-Tao đâu có còn trẻ như mày đâu mà ngắm hoa biết nói! Ngắm hoa thiệt sướng cặp mắt hơn. Thời buổi này, hoa biết nói nó lạng quạng lắm. Một là nó mê mày, hai là nó chê mày. Không có thái độ đứng giữa, nghĩa là không có thành phần thứ ba.
Người viết cười hì hì:
-Thầy Tư Bolsa đã sấp xỉ bẩy bó rồi, mà còn lanh miệng chán! Thôi thì mời thầy đi cà phê “Quên Đi’ làm một phát cà phê chơi.
Thầy Tư Bolsa lại hỉnh mũi:
-”Dĩ Vãng” tao còn không tới nữa là “Quên Đi”! Quên làm quái gì! Nhớ thì sướng hơn chứ! Người mất trí nhớ thì còn chi là người!
Thấy Thầy Tư hôm nay hơi cộc cằn, có lẽ Thầy Tư mới bị Cô Tư quạt cho một vố. Thế thì đành rủ Thầy Tư hôm nay làm một ly cà phê ở tiệm cà phê nhạc… Thầy Tư nhận lời liền.
Hai thầy trò bước vào quán nhạc hơi vắng khách. Có lẽ tại cà phê không ngon. Nhưng không sao, cứ thử xem.
Cô chủ quán bật nhạc theo ý Thầy Tư. Thầy có vẻ như khoan khoái lắm, ngồi dựa ngửa người theo tiêng nhạc.
Hôm nay được nghe bản nhạc “Cô Láng Giềng” trong cát-sét do một ca sĩ nam Bắc kỳ thượng thặng hát : “Hôm nay, trời xuân bao tươi thắm, dừng gót phiêu lưu về thăm nhà, tôi bước trên con đường đầy hoa..”, người viết thấy “phê” quá. Giọng anh ca sĩ này nghe sao mà ngọt, mà ấm áp, làm người nghe tưởng chừng đang lững thững xách cây đàn ghi ta đi trên một con đường quê, có bướm vàng lượn quanh, có sáo diều vi vút, và những lữy tre xanh mượt mà vươn mình trong gió. Rồi cũng từ những câu hát muợt mà đó mà nguời nghe thấy cả một trời lãng mạn thuở nào trở về, những mơ mộng cuả chàng trai mới lớn về những thoáng mắt ai lấp ló bên kia rào, về một bóng dáng thuớt tha vừa luớt qua cánh cửa sổ mở rộng, về một tràng cuời khúc khích nghe vưà ngọt vừa thanh như khi cắn vào một quả mận Đà Lạt mới chín đỏ. Bất ngờ, đang chơi vơi với mộng với mơ, chợt tim người nghe thót lại, làm bật dậy, ngơ ngác như vừa bị ai đó đánh một cú đấm trúng tim. Tiếng hát của anh ca sĩ vang lên: “Cô Lán Giền ơi! Không biết cô còn nhớ đến tôi..” Trời đất! hát gì mà kỳ dậy, anh hai? Tiếng Việt làm gì có “Cô lán giền”! Chỉ có “Cô láng giềng” thôi! Hay là tại băng bị hư? Hay là tai mình bắt đầu… lãng?
Thầy Tư hình như cũng cùng một tư tưởng. Thầy ngồi thẳng người lên, giơ tay ra hiệu:-Ngừng lại! Ngừng lại! Quay lại, nghe lại!
Hồi hộp… Giọng ca trầm ấm kia lại cất lên: “Cô .. lán.. giền.. ơi… !” Thôi rồi, không biết anh chàng này bị lai tiếng nuớc nào đây? Mỹ lai thì không phải? Tây lai? Lào lai? Camphuchia lai?
Người viết bực dọc:
-Thầy thấy chưa? Chán nản quá! Trời ạ! Tiếng Việt mình đâu đến nỗi tệ vậy. Nghe mà bắt cái mình!
Thầy tư lẩm bẩm như nói một mình:
-Chưa hết đâu. Mày mà nghe mấy cô ca sĩ ký-điệu hát thì còn bực hơn nữa. Rồi thầy Tư kể:
-Hồi trước đó, tao đang say sưa nghe mấy cô ca sĩ Bắc kỳ hát một bên Tân Nhạc cũng viết bơỉ mấy anh nhạc sĩ “ăn cá rô cây”, mà tự dưng cô ca sĩ lại nhái giọng nguời Nam để ngân lên rằng: “Những chiều hôn có em, phố nhỏ buồn hoan vắn..” hay “thuơn.. em thì thuơn.. rất nhiều mà duyên kiếp lỡ làn rồi!” ,tao nổi cơn giận quá! Nguời ta thuờng nói: “chửi cha không bằng pha tiếng!” Hát tân nhạc Bắc thì cứ hát cho đúng chữ, đâu có sao đâu mà không hiểu lý do gì cứ phải uốn giọng đi một cách kỳ cục như vậy? Đâu có hay hơn hay hấp dẫn hơn? Nguợc lại là đằng khác.
Rồi thầy Tư giận dữ nói luôn một hơi:
-Thông thuờng, với những bài hát có tính cách dân ca Nam Bộ, hay sáng tác tân nhạc nhưng theo kiểu Nam Bộ như “còn thuơng rau đắng mọc sau hè”ø, “chiếc áo bà ba”.. thì những chữ hát cắt xén như thế đó cuả nguời Nam lại rất “tình”, rất lãng mạn, mà nếu hát đúng văn phạm lại đâm ra khô khan và không diễn tả nổi cái dễ thuơng cuả những câu tình tứ cuả nguời Nam! Những bài tình ca đuợc trai gái hát ở trên sông rạch miền Nam, hát trong những dịp hội hè, hát trong chuơng trình cải luơng, tuồng cổ, hay những bài thuần tuý miền Nam mà hát “không” là “không” sẽ chẳng thể hay bằng hát chï “khơng” thành “hôn” hay “hông”. Như câu “hổng biết ăn có thuơng em hôn?” nghe rạo rực và mát lòng, trong khi nói “không biết anh có thuơng em không?” nghe khô khan và chán ngắt. Nhiều bài ca khác diễn tả cảnh đồng quê miền Nam thì bắt buộc phải hát lai giọng Nam Kỳ, nghe mới thật là đã. Đối lại, với những bài hát “Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh..” mà hát thành “Làn tôi có cây đa cao ngất từn xanh”, hay hát rằng “từn là từn là khi không mà có..”, hoặc “từn cho không, biếu không..” thì thật là quái đản. Chữ “từn” trong câu truớc nguyên gốc là “từng”, hai chữ sau nguyên gốc là “tình”, khác nhau thật xa, không thể nhập nhằng đuợc. Dĩ nhiên cũng có truờng hợp ngoại lệ, chẳng hạn như câu: “Ai cho tôi tình yêu..” mà hát là: “Ai cho tôi từn yêu..” có thể chấp nhận đuợc, nghe thấy dễ thuơng nếu cô ca sĩ là nguời Nam thực sự, không phải Bắc Kỳ giả giọng.
-Thế thì… Thầy có thể cho biết tại sao mà mấy anh, chị ca sĩ cứ phải đổi giọng như vậy không?
-Tao cũng không biết! Tao chỉ biết có nhiều nguời hát tiếng Bắc mà không dám buông những chữ “g” ở sau cùng, hình như sợ nếu buông chữ “g” xuống thì xui xẻo hay sao ý. Cho nên họ hát “thuơng” thì hát bằng “thuơn”, “tháng” thì hát bằng “thán”, (Bây giờ thán mấy rồi hỡi em?), vànhư truờng hợp ở trên, “láng” đổi ra “lán”, “giềng” lại thành “giền”.. Nghe muốn phát sùng luôn! Hát vậy thì thà làm luôn một hơi “lói thì nắm, nàm thì nuời, nàm không chất nuợng mà cứ đòi ăn lo” cho nguời nghe biết rằng mình đang biểu diễn một bài hát Bắc kỳ, theo giọng nguời “quan họ Bắc Linh” cuả chúng em cho rồi!
Thầy Tư làm một hơi cà phê rồi tiếp:
-Ai cũng biết rằng một khi đã thành ca sĩ là phải mất bao nhiêu thời gian tập luyện, sáng trưa chiều tối, hát thử giọng xem có hợp với bài hát hay không, rồi mới tập hát cho thuộc, thuộc rồi, phải tập cho điêu luyện, cho ngọt ngào, xong lại tập với giàn nhạc. Như vậy thì thời gian tập một bài phải nhiều lắm, thì dứt khoát không thể quên sót, lạc giọng đuợc, và nếu có những sai sót trong cách phát ầm thì cũng dứt khoát là do ca sĩ cố tình tạo ra như thế. Vậy tại sao lại biến đổi chữ Việt trong cách phát âm theo kiểu như thế đó để làm gì? Phải chăng là làm điệu cho khác nguời? Nhưng làm điệu mà làm cho nguời ta say thì tốt, còn nguợc lại, điệu rơi điêụ rụng như thế chỉ làm cho nguời nghe hết hồn hết “diá”, chạy vắt giò lên cổ.
-Chu choa! Thầy Tư hôm nay nÕổi hứng-Tết hay sao mà lên lớp dữ quá?
-Lên lớp cái gì đâu? Tại bực cái mình! Để tao nói luôn cho mày nghe. Nói về hát sai, lại không thể không nói đến nhiều truờng hợp hát đổi “anh” thành “em” và nguợc lại. Có những bài hát dành cho nam ca sĩ hát mà thôi, nếu nữ ca sĩ hát mà đổi lời thì nghe rất quái. Chẳng hạn như câu: “Tôi yêu ly trà và điếu thuốc..” phải dành cho một giọng đực hát thì hợp lý thôi, đàn ông đa số uống cà phê, trà, và hút thuốc, nhưng một cô ca sĩ mà hát “tôi yêu đi dạo, uống trà, và hút thuốc” thì.. chắc mấy cậu đang say mê thần tuợng phải bỏ chạy xa. Bài “em đến thăm anh một chiều mưa” cũng chỉ dành cho nam giới. Tuởng tuợng một chiều “mưa dầm dề, đuờng trơn uớt tiêu điều” mà em lội mưa tới thăm anh, sao mà lãng mạn quá sức đi thôi. Đổi lại, nếu một cô đứng nhìn anh lội mưa tới thăm em, tầm lãng mạn bị giảm đi một nửa, và nếu “em uớc mong một chiều thêu nắng, anh đến chơi quên niềm cay đắng và quên đuờng về..” thì đúng “gu” cuả các chàng rồi, chàng khoái chí tử đi chứ, chả cần em mời lần thứ hai, nhào dô liền một khi, em văn minh tân kỳ quá trời, còn chi là lãng mạn theo ý tác giả nữa! Có nguời lại còn bạo gan hơn, hát rằng: “Tôi đến thăm em một chiều mưa..” Trời ơi là trời!
Tuy nhiên, đổi lời như vậy cũng chưa ghê bằng đổi nhịp điệu cuả các bài nhạc cũ có tính chất hơi cổ điển. Một truờng hợp khá phổ biến trong làng âm nhạc sau này là dùng những bài nhạc cũ nhưng chơi theo điệu giật cuả thời đại mơí. Bản nguyên thuỷ là “Slow”, chơi theo nhịp chậm 4/4, nghe dịu dàng và đã lọt vào tủ trí nhớ cuả những nguời trung niên đến cao tuổi rôì, tự nhiên chế lại “cha cha cha”, thành “paso”, thành nhịp 2/4 giật lắc như điên, nghe ghê cả nguời. Đáng lẽ những lời tình tứ lãng mạn của những tâm hồn đang yêu đuợc thổ lộ ra duới âm điệu nhẹ nhàng, lại bị nhạc giật biến thành những câu hùng hổ, mất hết ý nghiã. Tỷ dụ câu “em nhé! mình yêu nhau muôn đời!” khi đuợc hát nhẹ nhàng, nghe như lời thủ thỉ cuả hai kẻ e lệ yêu nhau thì dễ thuơng biết bao nhiêu, nhưng khi đuợc tiếng trống đánh phụ hoạ um xùm, tiếng đàn “bass” giật đùng đùng, anh ca sĩ nhẩy loi choi, phồng mang trợn mắt lên hát: “EM NHÉ! NHÉ! MÌNH YÊU NHAU MUÔN ĐỜI! ĐỜI!”, chẳng khác gì một câu hăm dọa “cô mà không yêu tôi thì cô chết với tôi! Tôi sẽ vác súng tới nhà cô, phơ cho cô một phát nát thây!!!”
Người viết cười ha hả. Thấy Tư đệm nốt câu cuối cùng:
-Âm nhạc vốn là phuơng tiện để giải trí, là một loại hình sinh hoạt tinh thần cần thiết cho đời sống con nguời vốn khô khan, vốn căng thẳng. Không có âm nhạc, đời sống chán ngắt, tẻ nhạt. Cho nên, vai trò cuả âm nhạc rất quan trọng, không nên dùng âm nhạc như một dụng cụ để phô truơng cá tính cuả mình, để “giật le”, cũng không nên làm giảm giá trị cuả âm nhạc bằng cách biến âm nhạc thành phuơng tiện chọc cuời thiên hạ.
Rồi Thầy Tư lại cười:
-Tao nhớ có một lần nghe kể chuyện một anh giám khảo cuộc thi hát kia khó tính quá! Có một cô thí sinh cũng hát cái kiểu bỏ chữ “dê” dưới, bị anh ta tương ngay một câu: “Cô hát điệu quá! Mà lại hát bỏ chữ “dê” dưới nữa! Tôi hỏi cô, nếu phải hát câu chim hót trong lồng thì cô hát làm sao? Cô kia mới đầu đứng đực ra, lẩm nhẩm một phút rồi tự nhiên đỏ mặt, ù té chạy vê nhà, méc mẹ!
Nói xong, Thầy Tư cười muốn sặc. Người viết cũng muốn tắc thở luôn. Phải bỏ chạy về nhà, nhưng vừa đi vừa lẩm bẩm: chim hót trong lồng, chim hót trong lồng! Ha ha ha!

Chu Tất Tiến

Chu Thụy Nguyên

 

Chu Thụy Nguyên
Bóng Quê Chìm Khuất

Và lửa vườn trăng nhen đã lâu
Bờ khuya tơ liễu rụng bên cầu
Bao nhiêu trăng nữa đầy non nước?
Người biệt, người trông, mắt đã sâu

Bóng nhạn về non thắp lửa hương
Chuyển rung bờ bãi sóng xô cuồng
Nghe rưng rưng gió hồn oan thác
Vai mẹ gầy hơn gánh nước non.

Đã mấy mùa hoa trên cỏ biếc?
Em thôi thắt bím nụ hồng tươi
Đã nghe lịm tím đời con gái
Gió chướng nồm nam lệ tả tơi.

Ly khách buồn đi chẳng thấy về
Ly hương cách xứ nỗi lê thê
Nhìn con nước lớn, ròng trăn trở
Khuất mất đâu rồi hình bóng quê?…

Đến Cali Chợt
Gặp Lại Mùa Xuân

Nắng tàn, lửa nhạt
rừng the
Thâm sì môi tái
le te những chồi
Cỏ đêm
sương mặn chìa vôi
Nằm ôm mộng cũ
lăn trôi xuống đèo
Hây hồng
chỗ thắt đáy eo
Lửa liu riu cháy
xì xèo mộng du
Trí toan tạp niệm
rối mù
Đèn khêu bấc lụn
bóng phù du tan
Xa quê lâu
bỗng ngỡ ngàng
Nhìn xuân xứ lạ
bàng hoàng cúc mai….

Buổi Trưa Cợt Nhả

Trên bàn phím dương cầm
bóng trưa bỏ quên mình
khỏa thân trượt nhẹ cơn tỉnh say
húng hắng vùi giấc Blue buồn

Em vẫn muốn uống nốt ngụm Tango lơi lả
và cơn say buổi trưa
thật phù phiếm trượt khỏa bóng lên dương cầm
những nụ si

Đôi cánh xanh mù ảo ai vừa tung lên
những sợi khói giấc trưa
em thoái thác
về thôi kẻo muộn rồi

Cả tấm thân ngà ngọc
em đem khỏa trượt không còn níu nổi
đôi bờ phẩm hạnh
và em ơi! ta chỉ có Blue buồn.

Rót nữa đi!
hay em đã kịp đến bờ vực của một buổi trưa khác
ngoài tôi ra
ai? người đàn ông vẫn đi bên cạnh đời em

Về thôi! đã trễ lắm rồi
cú ngã vừa sóng sượt em chẳng nghe
tiếng dương cầm rung bắn lên
và bữa trưa đủ tang tóc. Sao em?…

Khi Khói Quyện Thơ Bay

Chợt cùng rừng. Lá hoài xếp muộn
Trầm mặc đêm. Mưa lũ đã cuồng
Ta nhặt nhạnh ta. Hài nhi lem luốc
Trời bên đường. Giông bão mưa tuôn

Sao cứ hỏi. Tìm gì mê mãi?
Câu thơ ngậm đùa. Đôi chút bâng quơ
Áo em tím. Hay cả trời bỗng tím
Lúc quay về. Lòng chặt dạ ngu ngơ

Ngẫm con chữ. Bay hình ảo bóng
Đồi không tên. Lòng cũng u minh
Đàn tích tịch. Hồ lô muội khói
Người đi rồi. Đi thật vô tình

Gió siêu độ. Lá hoa tịnh độ
Một rừng thu. Hay mỗi mình thu?
Leo lét lắm.Đường heo hút lạnh
Gần hết đời. Bỗng cám cảnh âm u

Lúp xúp bạc. Đầu trườn hung hản
Lầm bầm cuồng nộ. Khóc than van
Khói lên cao ngất. Thơ bay chữ
Rớt vần xuống biển. Sóng tan hoang…

Đến Cali Chợt
Gặp Lại Mùa Xuân

Nắng tàn, lửa nhạt
rừng the
Thâm sì môi tái
le te những chồi
Cỏ đêm
sương mặn chìa vôi
Nằm ôm mộng cũ
lăn trôi xuống đèo
Hây hồng
chỗ thắt đáy eo
Lửa liu riu cháy
xì xèo mộng du
Trí toan tạp niệm
rối mù
Đèn khêu bấc lụn
bóng phù du tan
Xa quê lâu
bỗng ngỡ ngàng
Nhìn xuân xứ lạ
bàng hoàng cúc mai….

Chu Thụy Nguyên

Cái Trọng Ty

Cái Trọng Ty
Khoái Châu

Ô lý sầu giăng ngàn dặm thẳm
Khoái châu bản địa bẻ kiếm treo
Oán ca nguyệt tận phường vô cảm
Nào hay thu tứ động bờ tây

Chuốt thêm túy lúy sầu viễn xứ
Đêm đêm ngóng vọng bến sao mờ
Thời lai mấy độ đời du thủ
Mắt bão đèn khuya vạn lý sầu

Phượng đã bao mùa trên bền cũ
Xanh xanh sóng nước vỗ bờ xa
Tráng sĩ ra đi không trở lại
Mồ hoa cỏ dại mấy thu phai

Vọng cố hương hề tiên tổ cội nguồn
Bến cộ đò xưa một chấm xanh
Đã mấy mươi mùa trăng cổ lục
vọng tiếng vô thanh tử cấm thành

Ta chôn tâm sự vô phương giãi
Có loài lau cỏ bạc mái đầu
Đêm kinh động sao mù mịt nháy
Tỉnh dậy mơ hồ nghe vó câu

Năm tháng chìm theo đạn réo tên bay
Hỡi những hồn ma ôm súng ngũ
Chân ôm mông mị về biên tái
Lính trận chết rồi ai khóc cho ngươi

Cũng đành thôi người bạn chiến chinh
Kiếp dã tràng xe cát phù vinh
Nhớ thương người bão dông trần thế
Đành thôi cuộc diện khuất sông hồ

Cái Trọng Ty
Chiều Xanh Quan Ải

những ngọn cỏ chiều mưa
đầm đìa hạt lệ
tôi về qua nhà em
ước gì gặp lại
mây trùng dương từ mấy tâng cao
rơi xuống trần gian bơ vơ
đêm nguyệt táng thuyền trôi
mắt biển dài
chiều hiu quạnh lam mờ xám mái
tiếng đồng không lạnh lẽo âm cung
ngày đi nhà cũ lưa thưa gió
vệt nắng chiều ôm ấp mái hiên xưa

em yêu dấu
một thời động loạn
sông núi kinh hoàng
mang thương tích lầm than
chiếc bóng buồn lê tiếng xích thô
một ngày như mọi ngày trong tủi nhục
hạnh phúc phân thây nỗi ước mơ
dấu nhọc nhằn in sâu mắt biếc
bến tây phù bờ bãi khó đi

em xưa hồng nhạn bay về biển
theo mây thái cổ mờ trong tranh
chiều quanh quan ải chìm sương quạnh
đốm lửa tình ta lờ lững khói mây

Cái Trọng Ty

Chu Vương Miện

Chu Vương Miện
Xưa Và Nay

có anh muốn sống không sống được ?
có anh chờ chết chưa chết ngay ?
chiến tranh đến rồi đi giống xe
rác ngày nào cũng có ? ngày nào
cũng đầy từ thuả nảo thuả nào ?
có anh cơm no ấm cật có
anh luôn nghèo khó ? cũng đồng môn
có anh làm quan có anh làm
thợ ? có anh lưng chừng ở giưã
làm thơ làm quan chết vì nước
được thờ ? làm thợ có tiền mua
cơm đút vào mồm làm thơ thì
dở dở ương ương toàn nhịn đói ?
tất cả chả có gì đáng noí
từ ngàn xưa tới nay ? bây giờ
vẫn vậy ?

Đá Mòn

bao lâu nước chẩy đá mòn
cây đa bến cộ đá còn trơ trơ
hỏi thăm cõi thực cõi mơ
mà ta neo đó đơị chờ bao năm ?
ví dầu 2 chữ thủy chung
thuỷ theo giòng chẩy lưng chừng cả sông
chung thì đầu có đuôi không
vô duyên như bụi xương rồng lắm gai
chẳng thơm đâu phải hoa nhài
hưũ duyên thiên lý đơì trai gã tình
ngươì về bên đó mần thinh
ta như ngọn nến còn lung linh nhiều
thơì xưa khăn đỏ cờ điều
bây giờ nản 1 con diều đứt dây
bao lâu nước cạn chưa đầy
cây đa bến cộ có ngày cuốn phăng

Như Xong

thế thì cứ kể như xong ?
Năm canh sáu khắc chả mong chả chờ
trên bàn toàn những quân cờ
con thắng ở lại con chờ qua sông ?
củi khô theo nước chia dòng
nước trôi vật vã thuyền không không chèo ?
người về ta vẫn tỉnh queo
thuyền không bánh lái lộn lèo lăn quay
trường giang một mặt nước đầy
ngươì đi kẻ lại chiều nay lên đường ?
một đường tìm laị cố hương
một đường nhìn mỏi bóng chim dáng cò
đại giang vốn lụy phà đò
cầu phao tấp nập kẻ cho kẻ mời
sự đòi cũng chỉ thế thôi
trầu cay nhổ xuống nước trôi lạnh lùng
theo em lạc tuốt lên rừng ?
khi không thành một ngươì dưng bến bờ
chờ em từ sáng tờ mờ
đến khi trăng giãi còn mơ còn mòng
thế thì cũng kể như xong ?

Quê Nhà

con tắc kè còn đậu ngọn me
khan cổ gọi bậu từ năm nọ
* thơ Phan Thị Ngôn Ngữ

trước cổng nhà vẫn tàng cây so đũa
đữa đủ đôi mà ngươì lại so le
chả tống biệt hành mà bậu cũng xa
để nom sông đục ngầu qua vẫn đợi
hôm nay trăng non mai rằm quá tội
Một cái vèo mơí đó 30 năm
như cô gái mù nhấn nốt dương cầm
bản trăng sáng mà trăng sáng quá
bậu với qua trước quen sau lạ
bạc nghĩa bạc lòng kẻ dửng người dưng
ta vẫn nhìn nhau chả đứng quay lưng
y như tòa sao Nam Tào Bắc Đẩu
kẻ ngược sông Tiền ngươì xuôi sông Hậu
Bảy ngả trôi Phụng Hiệp phấn sen nồng
mơi xế đời bậu có dìa không ?
kinh Dốc Miếu vẫn con đò tam bản
gốc đợi ngọn về vô thời hạn
cội thân thương bao chiếc lá lìa cành
mới thủa nào lá biếc non xanh
giờ chớp mắt toàn vàng pha đỏ
quê hương bậu qua bao đời tất tả
chả lẽ chê nghèo chê khó chả về

Xưa Và Nay

có anh muốn sống không sống được ?
có anh chờ chết chưa chết ngay ?
chiến tranh đến rồi đi giống xe
rác ngày nào cũng có ? ngày nào
cũng đầy từ thuả nảo thuả nào ?
có anh cơm no ấm cật có
anh luôn nghèo khó ? cũng đồng môn
có anh làm quan có anh làm
thợ ? có anh lưng chừng ở giưã
làm thơ làm quan chết vì nước
được thờ ? làm thợ có tiền mua
cơm đút vào mồm làm thơ thì
dở dở ương ương toàn nhịn đói ?
tất cả chả có gì đáng noí
từ ngàn xưa tới nay ? bây giờ
vẫn vậy ?

Chu Vương Miện
Sầu Miên Sơn

Ở Việt Nam có một địa danh là thành Cổ Loa, trước năm 1954 thì thuộc quận Đông Anh, tỉnh Phúc Yên, sau này thì quận Đông Anh thuộc về thành phố Hà Nội, phần còn lại của tỉnh Phúc Yên, thì chung vơí tỉnh Vĩnh Yên nhập vào vơí tỉnh Phú Thọ, tên mơí bây giờ hai tỉnh rươĩ này là tỉnh Vĩnh Phú, như vậy thành Cổ Loa xây dựng từ thơì vua Thục An Dương Vương, bây giờ thuộc thành phố Hà Nội, theo chỗ tôi đựợc biết qua hai ngươì anh Vong niên là thi sĩ Hà Trung Yên và học giả Đoàn Đức Nhân cho biết là thành Cổ Loa chỉ có ba vòng tròn bằng đất to nhỏ đồng tâm mà thôi? giai đoạn năm 45/46 quân đội Quốc Cộng đánh nhau ở chốn này dữ dội lắm, và sử Việt Nam thì chỉ chép lại của sử Tàu, sử Tàu nghe thành Cổ Loa bèn ghi là âm Oa (con ốc) thế là thành đựợc xây theo trí tưởng tượng cuả sử gia là chín vòng thành xoay theo hình trôn ốc? không biết Sử Việt Nam bây giờ đã đựợc tu bổ đính chính lại hay chưa?
Về bài thơ “Phong kiều dạ bạc” cuả đại thi hào Trương Kế và Hàn San Tự làm cho tôi nhức đầu quá, bèn bàn với bà vợ là đi du lịch qua Trung Quốc theo tour 10 ngày, mà chỉ ở lại tỉnh Giang Tô, thành phố Tô Châu, thị trấn Phong Kiều nơi này mà thôi? để tìm hiểu cho rõ ràng bài thơ “Phong kiều dạ bạc”, bà vợ tôi gốc ngươì Trảng (Quảng Si) tôi ngươì Nùng Móng Cái gốc Quảng Đông, tiếng Tàu thì cũng tàm tạm hiểu và nói lỡ cỡ, mà vùng Giang Tô vốn là đất Ngô Việt của Ngô Phù Sai ngày xưa thì cũng không khó khăn chi lắm trong vấn đề ngôn ngữ, nếu cần có thông dịch, hai vợ chồng mang theo một cuốn từ điển “Trung Quốc ngữ dụng” tha hồ mà xài? “còn mọi điều còn lại thì nhờ học giả Trịnh Hảo Tâm và nhà văn Thái Quốc Mưu đã từng đi du lịch Trung Quốc chỉ vẽ thêm.
Tới nơi Tô Châu thì đã có sẵn nơi ăn chốn ở sẵn, và ai đi đâu cứ đi, còn gia đình tôi hai ngườì thì mướn một thông ngôn kiêm hướng dẫn viên, ngườì bản xứ, vị này dẫn chúng tôi vào văn phòng thị trấn Phong Kiều, nơi văn phòng thường trực, nhân viên ở chốn này rất là bặt thiệp, tuy nhiên vấn đề của tôi họ không hiểu là vợ chồng tôi muốn gì? họ tính mời chúng tôi qua cơ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tô Châu, nhưng theo tôi hiểu thì chỉ nơi đây mới giải quyết được điều tôi mong muốn, thế là vị chủ tịch Thị trấn tiếp tôi, cũng may là ngườì Việt Nam cả, “đồng chí” cho vị thông dịch qua phòng khác ngồi nghỉ, rồi phân ngôi chủ khách ngồi nhậm xà, “đồng chí” nói:
– Ngộ cũng là người Việt Nam đây, hồi thế kỷ thứ 16, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, nhà Minh mang quân qua đánh giúp nhà Lê, thì cha con Mạc Đăng Dung, Mặc Đăng Doanh cống cho nhà Minh năm Động cùng Châu Khâm, Châu Ung để cầu hòa, có nghĩa là cứ cách biên giới khoảng năm chục cây số đất Việt thuộc vào đất Tàu, gia đình cái ngộ là dân Việt chăm phần chăm, hồi đó pán thuốc pắc ở Đông Hưng (Quảng Châu , Quảng Tây (Quảng Si) sau này dời về Tô Châu lập nghiệp.
Tôi đỡ lời:
– Cám ơn Huynh, chúng tôi qua đây chẳng qua vì vấn đề bài thơ “Phong Kiều dạ bạc” của thi hào Trương Kế mà thôi, chớ cũng không phải du lịch du liếc gì cả?
Vốn là người có trình độ văn hóa cao, nên nghe vậy thì “đồng chí” hiểu ngay và trả lời ngắn gọn:
– Chuyện này nên giải quyết theo cảm tình cá nhân mà thôi, vậy tối nay nhị vị tới nhà tôi dùng bữa tối rồi mình bàn việc riêng? chớ giải quyết theo lối công quyền, thì phải lên lịch công tác, sau đó có khi dây dưa cả tháng cũng chưa giải quyết gì cả, lôi thôi mất thì giờ lắm lắm .
Nói xong, cho gọi vị thông dịch rồi móc túi ra đưa một cái business card, nói là đưa chúng tôi đi chơi đâu thì đi, tối về gặp nhau ở nhà “đồng chí”.
*
Nhà của chủ tịch Thị trấn Phong Kiều tọa lạc trong một khu hẻm bình thường, vợ chết sớm, còn các con đi học ở xa, ngồi vừa xong chỗ thì người bán “xực tắc hoàng thắn mì” bưng vào bốn phà nhì “là loại tô vừa vừa”, toàn là hai dắt cả, ăn xong còn đói thì gọi ăn thêm, vị thông dịch viên thì giảng giải cho bà xã tôi về địa dư nhân văn của thành phố Tô Châu và tỉnh Giang Tô, còn tôi thì hỏi số phôn của Tiết độ sứ An Lộc Sơn, thì được trả lời, tài có này chết từ Trung Đường, ngay triều của vua Đường Huyền Tôn, cách nay cũng trên 12 thế kỷ rồi? không biết coi danh mục điện thoại có hay không, bèn lấy trên tủ sách, một cuốn danh bạ, và ghi ra giấy số cellphon cho tôi, tôi bèn bấm số và gặp ngay Tiết Độ Sứ, tôi nhập đề ngay:
– Chẩu xềnh xính xáng An Lộc Sơn đại gia?
– Màn ổn thai thai? cái ngộ là An Lộc Sơn đây? còn cái nị là xì thẩu nào đấy?
– Nị là tiểu gia, nguyên là ngươì Nùng ở Tông Hưng Quảng Si (Quảng Tây), xin hỏi là cái ngày mà Tài Có Tiết Độ Sứ mang quân đánh nhà đại Đường, chiếm kinh đô Tràng An rồi dẫn theo Dương Quí Phi ngao du thiên địa, cuối cùng ẩn thân ở bên nước Phù Tang? chuyện có thật không?
– Thật?
– Nghe thiên hạ bàn là Tiết độ sứ có cho quân lính bản bộ khiêng mất cái núi Sầu Miên ở thành Cô Tô (thành phố Tô Châu) phải không?
– Đúng, cái núi đó có một mỏ vàng mười, ta có lệnh cho quân Hung Nô khiêng về bên đại mạc.
– Có chuyện đó sao?
– Có chứ, thời Tam Quốc thì có Gia Cát Khổng Minh có tài hô phong hoán vũ, thời ta có một vị quốc sư ngườì Thổ Phồn, có tài di sơn đảo hải, nên mang ngọn Sầu Miên Sơn về đây?
– Cho xin dời lại về chốn cũ được không?
– Không được, khai thác lấy hết vàng để đi chơi với Dương Thái Chân rồi, thì quăng ngọn núi chổng chơ ra ngoài bãi cát, cái nị muốn thì kêu người qua đại mạc khiêng về.
“Đồng chí” Thị trấn trưởng Phong Kiều, nói tôi cúp máy rồi cươì cười:
– Từ Nội Mông, qua Ngoại Mông, qua Hoa Bắc qua Hoàng Hà, Hoa Hạ, rồi qua sông Dương Tử, đến Hoa Nam rồi đến đây vùng Giang Đông này, nếu đi bộ người không thì có khi hơn cả năm chưa xong, còn cái chuyện khiêng cái Sầu Miên Sơn “tức núi Sầu Miên” thì lấy nhân sự đâu mà khiêng cho nổi? đành chịu thôi, hôm nay cái nị và phu nhân về khách sạn ngủ tạm, mơi cái ngộ dẫn hai người qua thăm phòng Văn Học Nghệ Thuật của thị trấn Phong Kiều xem ý kiến của các “đồng chí” nơi đây nghĩ thế nào về bài thơ “Phong Kiều dạ bạc” và chùa Hàn San.
*
Sau một màn ân cần giớí thiệu, vị chủ nhiệm và một vị nữa ở không tiếp chúng tôi, trong phòng khách đơn sơ, bà xã tôi thì đi loanh quanh coi cây kiểng, còn tôi ngồi chơi nghe các “đồng chí” trao đổi, vị chủ nhiệm Văn Học Nghệ Thuật phát biểu:
– Nhiều năm nay, các tỉnh có cùng chung biên giới với Nước Việt Nam như Vân Nam, Quảng Si, Quảng Đông, Phước Kiến, cùng đảo Hủi Nàm, thì từ tiểu học đến cao trung và đại học đều có chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt, vậy hôm nay chúng ta dùng tiếng Việt để nói chuyện cho nó dễ thông cảm, và theo như ý của ngộ, thì cái chuyện nị muốn tìm hiểu thì đa số du khách ngoại quốc nhất là Việt Nam qua Cô Tô (Tô Châu) thì đều có một mục đích giống nhau, bây giờ nhân danh viện Văn Học Nghệ Thuật thị trấn Phong Kiều, cái ngộ sẵn sàng chia sẻ với cái nị, theo như sách giáo khoa cấp cơ sở tiểu học thì có dậy bài thơ “Phong Kiều dạ bạc” của thi hào Trương Kế, bài thơ này từ ông già bà cả đến con nít lên ba đều rõ, tuy nhiên có nhiều người Trung Quốc, người Nhật Bản và người Việt Nam , họ đều là các vị bác học, bác vật, là bác sĩ, là nhà khảo cứu, đả cứu, học giả, học thật, họa sư, họa sĩ, nhà thơ, nhà dịch sách… họ không bao giờ đặt chân đến vùng Cô Tô này, và chùa Hàn San này, cứ ở nhà ăn ốc nói mò, tuy nhiên từ xưa tới bây giờ, con người muốn là trời muốn, giữa hai con lạch nối vào Đại Vận Hà thì có hai cây cầu, một cây là Phong Kiều, một cây là Giang Kiều, bên kia Giang Kiều có một thôn làng nhỏ gọi là Giang Thôn, từ xưa đến giờ tên vẫn như vậy không thay đổi, tuy nhiên muốn thay tên thôn dã này cũng không có gì làm khó, ai chủ trương là thôn Ô Đề thì cùng nhau góp tiền, xây một cái cổng mới trên đề là Ô Đề thôn, và văn phòng thôn cũng thay tên luôn, còn cho Ô Đề là Sơn Thôn “xóm trên núi” thì góp tiền xây một quả núi, rồi dời dân chúng Giang Thôn lên, chuyện dễ ợt, tiếp đến là vùng này không có một ngọn núi nào cả? chuyện Núi Sầu Miên chỉ là tưởng tượng, và chuyện chùa Hàn San hiện giờ tọa lạc trên đất bằng phẳng giữa hai con lạch, mà cứ vẽ và cho rằng trên một ngọn núi lạnh, thì cũng chả chết thằng Tây nào cả, các vị góp tiền để đắp một trái núi có hai đỉnh, đỉnh về phía Đông ghi là “Sầu Miên sơn” đỉnh về phía Tây, thì có hai cách, một là chúng ta khiêng cái chùa Hàn San từ đất bằng lên đỉnh núi, hoặc là có điều kiện thì chùa cũ để y như vậy (trên đất liền) và trên ngọn núi phía Tây xây thêm một cảnh chùa nữa có tên là Hàn San (Sơn), và chùa Hàn San cũ là Hàn San (Địa) với khoa học kỹ thuật hiện đại thì cái chuyện san bằng một trái núi để lấy đá trải đường, hay đắp thêm một trái giả sơn “núi giả” thì cũng không lấy gì làm khó, còn “Chùa trên Núi lạnh” thì chúng ta làm một hệ thống dẫn hơi lạnh từ Thiên Sơn bên Thanh Tạng cho thổi cả ngày, cả đêm, cả năm trên nóc chùa Hàn San (Sơn) là lạnh ngay tức thì, thiện nam tín nữ và các du khách mặc áo choàng dạ ngay chứ khó gì?
vấn đề đặt ra là vấn đề kinh phí “nói nôm na là tiền” vậy cái nị về Việt Nam phổ biến ngay cái đề tài này phong phú rộng rãi này trên web, trên net, trên báo chợ, báo bán, để cho những thiên tài, những địa tài, những nhân tài chủ trương Hàn San Tự là “Chùa Trên Núi Lạnh”. Sầu Miên Sơn là Ngọn Núi Sầu Miên thì gửi tiền cấp kỳ về cho ủy ban xây dựng thị trấn Phong Kiều, khi nào hội đủ các điều kiện, chúng tôi sẵn sàng thi công tức thì, có nghĩa là có núi Sầu Miên ngay tút xuỵt.

Chu Vương Miện
Phong Kiều Dạ Bạc

Bài thơ “ Phong Kiều dạ bạc “ từ thơì nhà Trung Đường , từ thế kỷ thứ 9 đến bây giờ , tròm trèm trên 12 thế kỷ , vì là bài thơ tuyệt tác cuả Thi hào Trương Kế , nên có nhiều giai thoại văn chương , nhiều ý kiến cuả học giả Trung Quốc và Việt Nam , ngày trước thì bài thơ được cắt nghiã và hiểu ngắn gọn như thế này ? nhưng vài trăm năm sau thì lại được cắt nghiã và hiểu theo nghiã khác ? rồi mơí đây lại hiểu theo cách khác nưã ? tuy nhiên đó cũng chỉ là những giả thuyết cuả các học gỉa Trung Quốc Việt nam cho thêm phần phong phú ? còn chuyện đúng hoặc là sai ? thì giờ này cũng chưa rõ ràng minh bạch ? cũng không phải là toán học 1cộng 1 là 2 , xin được ghi ra đây bài thơ ‘ Phong kiều dạ bạc “
nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
[Trương Kế thơì Trung Đường]
Vấn đề đặt ra chỉ có hai từ “Ô Đề “ và “Sầu Miên “ thì có thảo luận , trao đổi , tranh cãi , ngoài ra thì cũng vẫn y như cũ .
-Từ xưa cho đến hôì tiền chiến [ trước năm 1945] qua bản dịch cuả cụ Tản Đà thì hai câu thơ đầu được dịch là “ trăng tà tiếng quạ kêu sương , lửa chài cây bến sầu riêng giấc hồ “, danh từ “ô đề “được chuyển dịch là” tiếng quạ kêu “ từ sầu miên là “ giấc hồ “.
-Sau năm 1954 , thì qua sự tham khảo tại chỗ cuả học giả , giáo sư Nhật Bản và tân học giả Trung Quốc thì được hiểu như sau :
-Ô Đề là thôn Ô Đề , và Sầu Miên là Sầu Miên Sơn , có nghiã ngày xưa chỉ là âm thanh cuả con quạ kêu , và giấc mơ thì bây giờ trở thành điạ danh thôn Ô Đề và Nuí Sầu Miên , xin đựợc ghi lại cho rõ nghiã qua tác phẩm cuả tác giả Trịnh Hảo Tâm “ Ký Sự Du Lịch Trung Quốc “ và “ 8 ngày ở Trung Quốc cuả tác giả Thái Quốc Mưu , thì vị trí cuả chuà Hàn San tọạ lạc ngay thị trấn Cầu Phong [ tức Phong Kiều ] thuộc thành CôTô , Tô Châu ,Giang Tô cũ , thị trấn này nằm trên đất liền ở giưã hai nhánh sông đào cuả kinh Đại Vận Hà [ kinh này dài trên ngàn dậm nối từ Hoàng Hà đến Dương tử Giang ] , bên phải là cây cầu Phong kiều , đi qua cây cầu này là dẫy cây phong , rồi đến thành Cô Tô cuả nứớc Ngô [ tức Ngô Phù Sai ] đi tiếp khoảng 5 dậm nưã là phố Tô Châu , còn phiá bên trái là qua Giang Thôn Kiều , qua cầu này đến một thôn trang goị là Thôn Kiều , mà ngày xưa có lẽ là Thôn Ô Đề ? qua một bài có tính cách tổng hợp bài thơ “phong kiều dạ bạc “của một tác giả tôi quên mất tên đăng trên nguyệt san văn học Khơỉ Hành cuả thi sĩ Viên Linh , có chụp mấy chiếc hình cây cầu và nữ thi sĩ Thu Nhi đứng trên cây cầu , ngay thành cầu Phong Kiều , nội dung bài này như sau :
-Bài thơ cuả Thi hào Trương Kế quá tuyệt vời , nên ngươì đời sau vì ngưỡng mộ tiên sinh , nên từ Ô Đề vốn là tiếng quạ kêu , được mang đặt tên cho cái xóm bên kia cầu Giang Kiều la Xóm Ô Đề , đại loại như ở Lâm An có xóm Ngưu Gia Thôn , và giấc “ sầu miên “ thành ra ngọn nuí Sầu Miên , câu sau này không chuẩn vì tính từ chuà Hàn San là trọng tâm , thì đi về bốn phiá Đông Tây nam bắc khoảng 50 dậm đường đất [ gần 100 cây số] thì không có một ngọn nuí nào cả ?
Nhìn vào trong bản đồ Trung Quốc , Hàn San Tự thuộc Cô Tô , ngoại thành Tô Châu , thuộc tỉnh Giang Tô vốn là Nam Kinh , vốn xưa kia là kinh đô nước Ngô Việt , còn Hàng Châu tức tỉnh Triết Giang [ Chiết Giang ] ở dưới là vùng đất thuộc nước Việt Việt cuả Việt Vương Câu Tiễn , ở giưã hai tỉnh này về phiá bên trái [ tức là phiá Tây ] là tỉnh An Huy và Giang Tây [ vốn là đất cuả nước Sở cũ ].
*
Bây giờ xin bàn thêm về chữ Tàu tiếng Tàu, chỉ rất sơ sài mà thôi ? không dám đi xa vì không có chuyên môn, và tuyệt đối cũng không dám lạm bàn về chuyện dịch thơ Đường , Ngươì Hán tộc , chỉ chiếm đa số ở Trung Quốc , ngoài ra còn có ngươi Hồi , ngươì Tạng ,ngươì Mông , ngươì Mãn , ngay ngươi Hán cũng chia ra là ngươì Quảng , người Tiều , ngươì Hẹ ….trước thời nhà Tần , thì biên giơí cuả ngươì Hán chỉ giơí hạn ở bên này và bên kia sông Hoàng Hà , ngươì Hán gọi Hà là sông , trồng lúa mì , cao lương trên đồi khô , đất cao , nên chuyên nuôi bò “ gọi là Hoàng Ngưu” giã lúa mì ra bột , làm bánh ăn gọi là bánh bao , dào cháo quẩy , lúc đó không ăn cơm , sau đó thì dân Hán phát triển , sinh sôi nẩy nở chiếm đất về phương Nam cuả dân Bách Việt , dân Bách Việt này chuyên sống về nông nghiệp , trồng lúa nứơc nên dùng Trâu, ở vào hai bên Dương Tử Giang là một bên Hoa Hạ , một bên Hoa Nam , không có dùng Bò để cày cấy , mà dùng Trâu , đó là vùng An Huy , Giang Tô , Chiết Giang , Giang Tây . Phuớc Kiến và Lưỡng Quảng , khi chiếm xong những vùng đất này , thì ngươì Hán vẫn dùng chữ Giang là sông như cũ , còn con Trâu thì goị là thuỷ Ngưu , có nơi goị là thanh Ngưu , thuỷ không có nghiã là nước , và thanh cũng không có nghiã là xanh , chẳng qua là tiếng Việt cũng chia ra tiếng Nam tiếng Bắc thế thôi ?
Bây giờ noí cho gọn ghẽ và dễ hiểu , là ngay tỉnh Quảng Ngãi , có một điạ danh là Châu Ổ , tên này là tên Chàm cũ , còn tên Việt là quận Bình Sơn , nhưng ai đi qua đây , ngoại trừ du khách , và những ngươi không biết thì mơí kêu là quận Bình Sơn ? ngoài ra là Châu Ổ cả ? cũng như thành phố Hồ chí Minh là chỉ có ở trên giấy tờ hành chánh mà thôi ? thực tế vẫn là thành phố Sài Gòn , nên không có gì lấy làm lạ là chốn Hàng Châu , Triết Giang vốn là nước Việt cũ , goị từ “Minh Nguyệt “ là chim Minh Nguyệt” và Hoàng Khuyển là con sâu Hoàng Khuyển “ vì vùng này là toàn ngươì Việt , còn Hàn San Tự ở Cô Tô là ngoại thành Tô Châu ngày trước là kinh đô nước Ngô [ Ngô Phù Sai ] cũng là dân Bách Việt , thì những danh từ [ hoặc địa danh ] đã có sẵn chưa hẳn là do ngươì Hán đặt ra ? biết đâu những danh từ đó đã có sẵn từ hồi xưả hồi xưa ? cuả ngươì Bách Việt còn truyền lại ? thành ra từ “Ô Đề” , từ “Sầu Miên “, chúng ta nếu có thì giờ thì tra cưú lại sách vở , cho rõ ràng hơn ? vì chỉ sau đó 100 năm . thơì Ngũ Đại , thì nước Việt , và nước Ngô lại trung hưng tồn tại thêm 100 năm nưã , mơí bị nhà Tống cuả Triệu Khuông Dẫn thống nhất ?
Và để kết thúc bài viết ngắn gọn này , chúng tôi thiết nghĩ thi ca vốn bay bổng như sương khoí , nặng về cảm , không nặng về lý , thành ra có rất nhiều ngoại lệ ,ngoại hạng , chả hạn :
-Gío đưa cành trúc la đà
hồi chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương
hoặc :
-Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Gà chỉ gáy vào ban sáng ,ban ngày đôi khi cũng có gáy vu vơ chút đỉnh , nhưng thi sĩ đôi khi viết “ canh gà” cũng chả sao ? và chuông chuà chỉ thỉnh vào ban ngày , vào những ngày đại lễ , nhưng vì hai thầy trò sư cụ , làm thơ bí vận mãi đến khuya mơí thông , làm đủ bốn câu thơ , nên sư cụ sai đồ đệ thỉnh chuông để mừng công , và hai thầy trò đều làm xong mỗi ngươì một bài thơ ? thì thỉnh một hồi chuông ban đêm để tạ ơn Trời Phật cũng không sao ?

Chu Vương Miện
Hàn San Tự Và Hàn San Tử

Nhiều năm cho tới bây giờ Hàn San Tự (Chùa Hàn San) và Hàn San Tử (cao tăng thi nhân Hàn San) vẫn còn có nhiều người lẫn lộn , ngay Lê Nguyên Lưu người soạn ra cuốn Ðường Thi dầy trên 2000 trang cũng vẫn lẫn lộn và nhiều người dịch thơ Ðường vô ý một chút là lẫn lộn ngay . ngay chữ hàn san tự thường được dịch là (chùa trên núi lạnh) bởi từ khi có cao tăng thinhân Hàn San và dân chúng vì ngưỡng mộ tài đức của ngài, nên khi ngài viên tịch thì mang tên ngài đăt cho tên một ngôi chùa nhỏ ở ngoại ô Tô Châu (là Co âTô) là Hàn San Tự.
Sau đây chúng tôi trích dẫn một ít tài liệu trong các sách có liên quan đến Hàn San.
1. Hàn San Tử là thi nhân thời danh thời Trung Ðường và cũng là vị tăng lữ , sống vào thời Trinh Quan thường được gọi là (Quốc Thanh tam ẩn) ông cư trú ở núi Hàn Nhai , huyện Ðường Hưng , Thiên Thai (nay là Thiên Thai Chiết Giang) thường đến chùa Quốc Thanh thăm bạn là thi tăng Thập Ðắc .
(trích Từ Ðiển văn học Trung Quốc của Nguyễn Tôn Nhan trang 135)
2. Hàn San tện một ngôi chùa danh tiếng ở ngoại thành Cô Tô do câu (Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự).
3. Hàn San hiệu của vị cao tăng đời nhà Ðường ẩn tu trong một hang núi có tuyết lạnh (tức là văn thù bồ tát)
(trích Thành Ngữ điển tích Danh Nhân từ điển trang 402 của Trịnh Văn Thanh cuốn 1).
4. Hàn Sơn hay Hàn San tên ngôi chùa ở Cô Tô phía Tây Phong Kiều huyện Ngô , chùa có tên ấy vì đời Ðường là nơi cư trú của hai nhà sư Hàn San và Thập Ðắc , nay vẫn còn , chùa thấp nhỏ bình thường . sau vườn có gác chuông gần đây trong chùa dựng tấm bia khắc bài thơ (Phong Kiều Dạ Bạc) của thi nhân Trương Kế do Khang Hữu Vi đời Thanh viết , chữ to ba bốn tấc.
(trich Ðường Thi tuyển dịch của Lê Nguyên Lưu trang 1679)
5. Hàn San Tự , theo tương truyền khi chùa mới lập có hai vị cao tăng mồ côi tu tại chùa tên là Hàn San và Thập Ðắc , hai người rất thương yêu nhau như anh em ruột và dân chúng lấy tên một trong hai vị sư này để đặt tên ngôi chùa có từ thời vua Ðường Huyền Tôn trước năm 756 rất xa .
(ký sự du lịch Trung Quốc trang 348 Trịnh Hảo Tâm)
Thực tế chùa Hàn San được xây từ năm 502 tên cũ là Diệu Lợi Phổ Minh Tháp Viện , sau đó đến nhà Ðường được gọi là Hàn San Tự, đến thởi Bắc Tống Thái Bình Hưng Quốc (976-984) Tiết Ðộ sứ Trung Ngôn Tôn Thừa Hữu xây Phật Tháp bẩy Tầng , vua Tống nhân Tôn (1056-1063) chùa được trùng tu đẹp hơn . Ðến triều nhà Thanh , đời vua Hàm Phong năm thứ 10 (1860) chùa bị binh lửa bỏ điêu tàn trong một khoảng thời gian khá dài mãi đến năm 1910 mới được tu sửa lại hơn xưa , và có tên Hàn San Tự trở lại.

Hàn San Tự (chùa) cách trung tâm Tô Châu chừng 5 cây số (ở ngay Cô Tô) kinh đô cũ của nước Ngô (Phù Sai) tọa lạc bên con kinh đào hẹp và có một cây cầu đá dốc cao bắc ngang trước chùa cây cầu này qua xóm nhà bên kia kinh đào có tên là Giang Thôn nên gọi là Giang Thôn Kiều . Không phải là Phong Kiều trong bài thơ đã nói đến .
(ký sự du lịch Trung Quốc trang 348 Trịnh Hảo Tâm)
về cách đọc
bài thơ phong kiều dạ bạc
thơ thì có nhiều cách đọc và nhiều cách dịch , tuy nhiên trước khi đi vào nội dung bài thơ nổi danh của thi hào Trương Kế chúng tôi xin đi ra ngoài lề một chút , về chữ Hán (chữ Tàu) thường không phân biệt danh từ chung và danh từ riêng và cũng không viết Hoa , Hàn San được hiểu là sư Hàn San cũng được mà chùa trên núi lạnh cũng được , ngoài ra tiàếng toàn quốc (và tiếng địa phương] âm đọc đôi khi giống nhau (nhưng nghĩa lại có khi khác nhau),
ví du:
khi Vướng An Thạch (lúc chưa làm tể tướng) khi ông đi chấm thi ở Hàng Châu (thi Hương) ông gặp một bài Phú rất hay , tuy nhiên trong bài Phú này có hai câu làm ông không hiểu (khó nghĩ) là:
minh nguyệt sơn đầu khiếu
hoàng khuyển ngọa hoa tâm
dịch nghĩa :
trăng sáng gáy đầu núi
chó vàng nằm trong lòng hoa
ông lấy bút ghi lại hai câu thơ này và sửa lại ra ngoài tờ giấy của ông như sau:
minh nguyệt sơn đầu chiếu
hoàng khuyển ngọa hoa âm
dịch nghĩa
trăng sáng chiếu đầu núi
cho vàng nằm dưới bóng hoa
sửa xong thi Vương An Thạch thấy câu thờ tầm thường , cuối cùng thì Vương An Thạch cũng đánh rớt người khóa sinh đó sau vài năm thì ông mới hiểu ra rằng minh nguyệt và hoàng khuyển người Hàng Châu cho đó là một loài chim Minh Nguyệt (hót ở đầu núi đêm trăng sang) và Hoàng Khuyển là một loại sâu nhỏ nằm cuộn tròn trong lòng bông hoa mai hay hoa đào vào mùa xuân.

Bây giờ trở lại bài thơ phong kiều dạ bạc của trương kế .chúng tôi không bàn chi cho dài dòng và chỉ tóm tắt lại một bài kiên khảo đăng trong tờ Kiến Thức Ngày Nay (ỏ Việt nam) hình như ấn hành vào thập niên 90, bài viết này tường thuật một giáo sư học giả người Nhật sang tận nơi (Chùa Hàn San ở tận Tô Châu) để tìm hiểu bài thơ . Và hỏi rất kỹ về cách Ðọc làm sao cho đúng thì được nhà sư trụ trì giải thích như sau:
nguyên tác bài thơ (Phong Kiều Dạ bạc) của Trương Kế.
nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
giang phong ngư hỏa đối sầu miên
cô tô thành ngoại Hàn San tự
dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

bài thơ này đọc theo âm Quan Thoại:

yùe lóa ù thỉ xuân mãn thện
chiên phong ýu fò túi sầu mển
củ tô sấn oải Hàn San xứ
dé bán chung sâng táo khớ soàn.

giai thích :
câu 1 . nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
ngắt câu như sau : nguyệt , lạc ô đề , sương mãn thiên
giải nghĩa câu 1:
trăng , lặn về thôn ô đề , sương đầy trời
câu 2 , giang phong ngư hỏa đối sầu miên
giai nghĩa câu 2:
cây cầu , lửa chài đối diện với ngọn núi Sầu Miên [Sậu Miên Sơn]
câu thứ 3 và câu thứ tư] hiểu theo như cũ.
và theo ý của sư trụ trì thì bài thơ bát hủ của thi hào Trương Kế chỉ là bài thơ Tả cảnh sông nước . trước mặt chùa Hàn San là núi Sầu Miên và bên cạnh chùa là cây cầu Phong Kiều bên kia con lạch là thôn Ô Ðề (chỉ có vậy).
tài liệu tham khảo thêm: Trung Quốc ký sự tập 4 trong cuốn 1(bộ 3 cuốn)
phụ lục
(Hàn San thi uyển)
những bài thơ này được trích từ web (CHim Việt Cành Nam) do nữ si Quỳnh Chi phỏng dịch một số bài thơ của cao tăng Hàn San.
theo sách Nhật thi như sau:
cao tăng Hàn San tu ở núi Thiên Ðài những bài thơ này trích trong Hàn San Thập Ðắc của soạn giả Kusomoto Bunyu (nguuời Nhật) của nhà xuất bản Kodunsha xuất bản năm 1995 (Hàn San thi uyển)

nhân vấn hàn san đạo
nhân vấn hàn san đạo
hàn san lộ bất thong
hạ thiên băng vị thích
nhất xuất vụ mông mông
tự ngã hà đo giới
dữ ngã tâm bất đồng
quân tâm nhược tự ngã
hoàn đắc đáo kỳ trung
người hỏi đường tới hàn san
hỏi thăm đường đến hàn san
làm chi có lối mà mong hỏi tìm
giữa hè băng tuyết chẳng tan
mặt trời lên vẫn tỏa sương mịt mù
đừng toan theo gót chân ta
lòng người khác với lòng ta chẳng cùng
ngày nao đến được hàn san
là khi người đã một lòng cùng ta

Quỳnh Chi phỏng dịch

(Chim Việt số 28 ra ngày 1/9/007)

kỳ tam thập nhị

đăng trắc hàn san đạo
hàn san đạo bất cùng
khê trường thạch lỗi lỗi
giản khoát thảo mông mông
đài hoạt phi quan vũ
tùng minh bất giả phong
thủy năng diêu thế lụy
cộng tỏa bạch vân trung
bài thứ ba mươi hai
trèo lên đường núi lạnh căm
đèo cao đường núi cây quanh chẳng cùng
đá chừng róc rch suối tuôn
cỏ lan dưới lũng sương lam mịt mờ
rêu trơn chẳng phải vì mưa
dù cho gió lặng thông già vẫn reo
lụy trần ai chẳng mang theo
trong mây tìm đến vui vầy cùng ta

Quỳnh Chi phỏng dịch

2/12/007

(Chim Việt số 29 ra ngày 2/12/007)

kỳ tam thập ngũ

yểu yểu hàn san đạo
lạc lạc lãnh giải tân
thu thu thường hữu điểu
tịch tịch canh vô nhân
tích tích phong xuy điện
phân phân tuyết tích thân
triều triều bất kiến nhật
tuế tuế bất tri xuân
bài thứ ba mươi lăm
đường lên núi lạnh mịt mờ
cheo leo ghềnh đá bên bờ suối tuôn
tiếng chim rừng bvẳng xa xăm
tịch liêu cảnh vắng đường không bóng người
gió lùa rát mặt khô môi
tuyết rơi la tả trên vai đong đầy
sáng ra chẳng thấy mặt trời
xuân về đâu để tháng ngày dần qua

Quynh Chi phỏng dịch
4/12/007

(Chim Việt số 29 ra ngày 2/12/007)

Sau khi rời khỏi Tô Châu (Cô Tô) thì cao tăng Hàn San về tu ở núi Thiên Thai Ðài
thuộc tỉnh Chiết Giang thiền sư có làm nhiều thơ trong Hàn San Thập Ðắc thi uyển và nơi đây là mấu chốt dễ dẫn đến người đọc thơ Ðường và người dịch thơ Ðường đến chỗ lầm lẫn.

ngôi chùa được mang tên Hàn San (tự) tọa lạc tại thành Cô Tô cũ (thuộc thành phố Tô Châu) là một mặt đất bằng phẳng , só sông lạch ,có cầu và có núi (Sầu Miên) có thôn Ô Ðề nhưng những bài thơ trong Hàn San thi uyển thì thiền sư Hàn San hay nhắc tới (nhân vấn Hàn San đạo) hoặc đắng trắc Hàn San đạo, hoặc yểu yểu Hàn San Ðạo , có nghĩa là nơi này toàn là đường núi tuyếtlạnh căm không có dấu chân người , mặt trời lên mà sương núi vẫn mờ mịt.

Ðọc thoáng qua , hoặc chỉ căn cứ vào một vài bài thơ lẻ của thiền sư Hàn San đẻ chuyển dịch ra tiếng Việt thì thường hay bi lẫn lộn giữa chùa Hàn San (ở Cô Tô) và thiền sư Hàn San ở núi Thiên Thai (đài)

nên nhân vần hàn san đạo chúng tôi chuyển dịch thành hỏi thăm đường tới nơi cư ngụ của thiền sư Hàn san.

Chu Vương Miện

1 2 3 7